Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc

Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc
Ngày đăng: 23/06/2012

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Sáng 22/6, tại Ba Vì, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề phát triển thanh long ruột đỏ tại các tỉnh phía Bắc.

Tham dự có đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các viện nghiên cứu và các tỉnh có diển tích trồng cây thành long lớn trên cả nước.

Theo các chuyên gia, thanh long là cây trồng có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trong 11 loại cây ăn quả có thế mạnh xuất khẩu ở nước ta. Hiện cả nước có khoảng 23.000 ha trồng cây thanh long, tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam ước khoảng 60 triệu USD, tăng 36,7% và 53,4% so với năm 2008 và 2009. Dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Chi lê cho phép thanh long Việt Nam được nhập khẩu vào các nước này.

Thanh long ruột đỏ được đưa về trồng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 2001 và được trồng khảo nghiệm ở 3 điểm: Trâu Quỳ (Gia Lâm), Kim Quan (Thạch Thất, Hà Nội) và Phủ Quỳ (Nghệ An). Kết quả trồng khảo nghiệm cho thấy, cây thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; ra hoa nhiều đợt trong năm, từ tháng 4 đến tháng 10 nên có thể rải vụ thu hoạch, tiềm năng cho năng suất cao.

Có thể bạn quan tâm

Giá Dầu Giảm, Ngư Dân Vui Giá Dầu Giảm, Ngư Dân Vui

Ông Khổ chia sẻ: “Vươn đến biển khơi không phải lúc nào, nơi nào cũng có nhiều cá, mà phải rong ruổi dài ngày, lênh đênh nhiều nơi. Chi phí xăng dầu chiếm 70% trong mỗi chuyến ra khơi. Trước đây, nhiều chuyến đi biển thu về hàng chục tấn hải sản nhưng lãi chẳng là bao do chi phí xăng dầu quá cao. Đó chưa kể thời điểm giá hải sản hạ thấp phải chấp nhận hòa vốn, có khi thua lỗ”.

13/01/2015
Ngư Dân Sông Đốc Hy Vọng Nhiều Vào Chuyến Biển Cuối Năm Ngư Dân Sông Đốc Hy Vọng Nhiều Vào Chuyến Biển Cuối Năm

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhiều phương tiện khai thác thủy sản vẫn bám biển. Dù đón Tết trên biển hay neo tàu đón Tết cùng người thân tại gia đình thì ngư dân Sông Đốc luôn hy vọng nhiều vào chuyến biển cuối năm. Nếu chuyến biển này trúng đậm, cộng thêm chi phí đánh bắt giảm, giá thủy sản khai thác được ổn định và tăng như hiện nay thì ngư dân Sông Đốc sẽ đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 trong sung túc.

13/01/2015
Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê Ấp Rạch Thọ (Cà Mau) Hướng Đến Xây Dựng Tổ Hợp Tác Nuôi Dê

Có thể nói, việc nuôi dê hiện nay của nhiều hộ dân ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi có nhiều tiến triển, giúp hộ nghèo có thêm nghề “tay trái” cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Toàn ấp có 310 hộ với 1.500 khẩu nhưng có 35 hộ đã tận dụng đất trống, kê liếp, khoanh vuông để nuôi dê. Tổng số đàn dê hiện nay lên đến gần 500 con. Hộ nuôi nhiều nhất là 100 con, hộ ít nhất 7 con.

14/01/2015
Thời Của Bò Thịt Thời Của Bò Thịt

Giữa tháng 11-2014, trang trại Delta (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), thuộc Tập đoàn Daso, nhập về gần 1.800 con bò Úc để nuôi lấy thịt. Được biết nơi đây từng là trại nuôi bò sữađiển hình của TP HCM với 800 con nhưng hiệu quả không cao.

14/01/2015
Những Con Số Biết “Nói” Những Con Số Biết “Nói”

Điển hình như Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao Vinashin, quy mô 200 nái và 1.000 lợn thịt; Trung tâm Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hòa Bình Minh, quy mô trên 5.000 con; Công ty TNHH Bình An, quy mô 218 nái sinh sản và 1.000 lợn thịt; trang trại chăn nuôi của ông Phùng Quang Hà ở xã Nga Quán (Trấn Yên), quy mô 600 nái; Hợp tác xã Phù Nham (Văn Chấn) với quy mô 75 con bố mẹ và 500 con thương phẩm.

14/01/2015