Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức ăn, thú y thủy sản kiểm tra là phát hiện sai phạm

Thức ăn, thú y thủy sản kiểm tra là phát hiện sai phạm
Ngày đăng: 17/06/2015

Trong khi đó, nông dân chỉ biết phó mặc vào may rủi chứ không thể tự kiểm tra chất lượng.

Kiểm đâu, sai đó

Từ đầu năm đến nay, Kiên Giang đã ban hành 2 quyết định thành lập đoàn thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về chất lượng hàng hóa và bảo vệ môi trường đối với tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh: vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thú y thủy sản, giống cây trồng, giết mổ và sơ chế sản phẩm gia súc, gia cầm và niêm yết giá trên địa bàn.

Một quyết định do Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Văn Tâm ký, và quyết định còn lại do Chánh Thanh tra Sở Võ Quốc Trung ký.

Qua 2 đợt ra quân kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm. Đáng chú ý trong số các doanh nghiệp sai phạm, có cả những tên tuổi lớn, rất được nông dân tín nhiệm.

Ông Phan Thanh Liêm, Phó Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra 87 cơ sở, qua đó đã phát hiện 20 cơ sở vi phạm.

Cụ thể, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng gồm: thức ăn hỗn hợp dạng viên Comfeed 602S, thức ăn hỗn hợp dạng viên Comfeed 645 (nhà sản xuất: Cty TNHH JAPFA COMFEED Long An); thức ăn hỗn hợp cao cấp dạng viên AH 7702, thức ăn hỗn hợp cao cấp dạng viên AH 7801 (Cty TNHH TĂCN Thiên Bang đặc khu VN).

Thức ăn chăn nuôi sai nhãn gồm: thức ăn thủy sản PREMIX-90 (Cty TNHH Công nghiệp Bách Việt); sản phẩm NOVASUPER COLI (Cty Liên doanh TNHH ANOVA); sản phẩm DACKA (Cty TNHH Công nghệ sinh học TOMCARE); TATS BK-KHOÁNG (Cty TNHH Công nghệ sinh học BECKA). Thức ăn thủy sản ngoài danh mục: TATS USFEED U20 (Cty TNHH Dinh dưỡng USFEED).

Thú y và thú y thủy sản kém chất lượng có 2 sản phẩm gồm: sản phẩm thú y COD 500 (Cty CP Dược Cai Lậy); sản phẩm POND CARE - chất gây màu nước (Cty TNHH Giải pháp chăn nuôi xanh).

Thú y và thú y thủy sản ngoài danh mục gồm: thuốc thú y ANTI SCOUR, thuốc thú y GENTA 30 (Cty CP SXKD Vật tư và Thuốc thú y VEMEDIM); hữu cơ vi sinh Phân Trùng Đỏ - cải tạo ao nuôi tôm (Cty TNHH Tất Mẫn Nghi); sản phẩm SUPER YUCCA (Cty TNHH - TMDV Lộc Việt); sản phẩm THI HAFI (Cty TNHH MTV Thủy sản Thiên Hà); sản phẩm PLANKTON GOLD (Cty TNHH SX-TM Khang Thư); sản phẩm SUPER X9 (Cty TNHH Hoàng Nhật Phương); sản phẩm DRT GRANNULA (không có tên Cty).

Thú y thủy sản sai nhãn: thuốc thú y UV-BAMIN (Cty TNHH UV-BAMIN).

Đoàn Thanh tra đã ra quyết định xử phạt với tổng số tiền trên 125 triệu đồng, mức phạt từ 750 ngàn đồng đến 12,5 triệu đồng cho mỗi lỗi vi phạm.

Theo ông Liêm, trên thị trường thức ăn và thuốc thú y hiện nay có rất nhiều sản phẩm, thật giả lẫn lộn nên gây khó khăn cũng như thiệt hại lớn cho nông dân. Mỗi loại thức ăn lại chứa hàng chục chất khác nhau, trong khi quy định chỉ kiểm tra chất chính nên khó phát hiện sai phạm.

Hơn nữa, các loại thức ăn thủy sản có thời gian sử dụng rất ngắn, chỉ khoảng 60 ngày, tối đa là 90 ngày. Thế nhưng thời gian lấy mẫu, gửi đi kiểm tra đến khi có kết quả kéo dài cả tháng.

Trong khi quy định doanh nghiệp được quyền yêu cầu tái kiểm định lại lô hàng. Vì vậy, nếu lấy phải mẫu hàng khi gần hết hạn sử dụng thì không thể tái kiểm được.

Nông dân bất an

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc HTX cá tra Thới An, ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: Tình hình thức ăn thủy sản hiện nay rất bát nháo, gây thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản.

Qua thực tế thanh tra, kiểm tra của ngành chức năng, những DN SX thức ăn thủy sản có thương hiệu nằm trên địa bàn ít phát hiện lỗi vi phạm mà đa phần rơi vào những DN nhỏ lẻ nằm ở các nơi đưa sản phẩm, hàng hóa nằm ngoài danh mục, kém chất lượng để tuồn hàng bán sang tỉnh khác.  

Với 15 năm trong nghề nuôi cá tra, để tránh tình trạng gặp phải thức ăn kém chất lượng nên HTX thường chọn những Cty lớn có thương hiệu trên thị trường để sử dụng nhưng cũng không tránh khỏi khi mua nhằm những lô hàng thức ăn kém chất lượng.

Nông dân chỉ phát hiện điều này thể hiện ở từng vụ nuôi như cá tra chậm lớn, năng suất không cao hay cá hay mắc bệnh chết nhiều… trong ao.

Đa phần những loại thức ăn được bán trên thị trường đều công bố hàm lượng đạm rất cao, theo tiêu chuẩn cho phép. Người nuôi chỉ tin tưởng vào hệ số công bố ghi trên bao bì để mua, còn thực sự chất lượng bên trong người nuôi không thể tự kiểm tra được.

Ông Hải nhận định, tuy kỹ thuật, nguồn nước và sử dụng thuốc thú y thủy sản phục vụ cá tra giống nhau nhưng kết quả mỗi vụ nuôi đều cho năng suất khác nhau.

Xảy ra điều này là do chất lượng thức ăn của nhà cung cấp mỗi vụ cũng khác nhau, có thể vì lợi nhuận mà nhà sản xuất đã cố tình giảm đi một số hàm lượng đạm của thức ăn.

Theo ông Hải, hiện nay trên thị trường có hai loại đạm là đạm thô và đạm chuyển hóa thường được các nhà sản xuất thức ăn thủy sản nhập nhằng để đánh lừa nhà quản lý và cả người nuôi. Vì đạm thô là loại không chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng cho cá, tôm mà chỉ ăn vào rồi thải ra ngoài nên không làm tăng trọng.

Trong khi đó loại đạm này khi ngành chức năng kiểm tra qua máy móc đều đạt theo tiêu chuẩn cho phép. Còn đối với hàm lượng đạm thật sự chuyển hóa giúp vật nuôi tăng trọng, phát triển nhanh, cho năng suất cao… đa phần phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với giá khá cao.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho biết, hiện tại trên địa bàn có 182 Cty sản suất và kinh doanh thức ăn thủy sản. Qua thống kê của năm 2014, thanh tra và kiểm tra 79 DN và cơ sở SX thức ăn thủy sản đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm về sản phẩm kém chất lượng, nằm ngoài danh mục, sai nhãn hàng hóa… với số tiền xử phạt trên 171 triệu đồng.

Theo ông Nhơn, để đảm bảo khâu chất lượng, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra không những ở khâu SX của DN mà kiểm tra ở các vùng nuôi trong hộ dân đang sử dụng nhằm tránh tình trạng DN SX thức ăn kém chất lượng rồi tuồn hàng bán trực tiếp cho nông dân với giá rẻ.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Cần Chính Sách Ưu Đãi Ngành Chăn Nuôi Cần Chính Sách Ưu Đãi

Sáng 23-1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM và Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã làm việc với Công ty TNHH Ba Huân để nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) này, đồng thời ghi nhận ý kiến của DN đối với Dự án Luật Thú y, Luật Vệ Sinh an toàn lao động, sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra tháng 5- 2015.

24/01/2015
Thời Tiết “Làm Khó” Nhà Vườn Trồng Hoa Thời Tiết “Làm Khó” Nhà Vườn Trồng Hoa

Anh Tô Cẩm Tùng (nhà vườn trồng lan ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP.HCM) nhận định ở thời điểm tháng 9 và tháng 10, nếu nhà vườn nào kịp kích lan bằng chế độ bón phân, chăm sóc để cây dồn sức cho việc ra và nuôi nụ thì lượng lan nở đều, còn nếu để tự nhiên đều thất bại.

24/01/2015
Gạo Thơm Việt Nam Được Ưa Chuộng Ở Hong Kong, Singapore Gạo Thơm Việt Nam Được Ưa Chuộng Ở Hong Kong, Singapore

Ông Lâm Định Quốc, giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng, cho biết để tận dụng cơ hội xuất khẩu gạo thơm của VN đang tăng trưởng mạnh tại các thị trường Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Mỹ..., trong năm 2015 công ty đã liên kết với người dân tăng diện tích trồng lúa thơm từ 1.800ha (năm 2014) lên 4.000ha theo hình thức bao tiêu.

24/01/2015
Lập Sàn Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột Lập Sàn Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột

Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột, cho biết trong năm 2014 VN xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê với kim ngạch hơn 3,5 tỉ USD, nhưng phần lớn do doanh nghiệp nước ngoài mua xuất khẩu nên cà phê VN bị ép giá.

24/01/2015
Công Nhận Thêm Một Giống Bắp Biến Đổi Gen Công Nhận Thêm Một Giống Bắp Biến Đổi Gen

Đây là giống bắp biến đổi gen thứ tư được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại VN sau bắp MON 89034, NK603 (thuộc Monsano) và GA21 (của Syngenta) được cấp giấy phép này trong năm 2014.

24/01/2015