Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc
Là chủ đề chính tại Diễn đàn Khuyến nông @Nông nghiệp diễn ra sáng 15/7/2014 tại TP Việt Trì (Phú Thọ) do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở NN&PTNT Phú Thọ phối hợp tổ chức.
Theo báo cáo của các địa phương, năm 2013 diện tích nuôi cá lồng, bè của các tỉnh miền núi phía Bắc là 3.408 lồng với sản lượng 5.689 tấn; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình (1.350 lồng, sản lượng 3.000 tấn), Sơn La (540 lồng, sản lượng đạt 864 tấn), Phú Thọ (472 lồng, sản lượng 1.358 tấn).
Đối tượng nuôi chính bao gồm từ các loài cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, điêu hồng... đến các loài có giá trị kinh tế như cá nheo mỹ, lăng, chiên...
Nuôi cá lồng bè của các tỉnh miền núi phía Bắc tuy còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo nguồn cho xuất khẩu, nhưng đã mang lại những hiệu quả xã hội lớn như: cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi, giải quyết công ăn việc làm, giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên...
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển nuôi cá lồng, bè trên các sông, hồ, tuy nhiên đến nay còn nhiều hạn chế. Hầu hết mang tính tự phát, thiếu kỹ thuật, chưa chủ động được nguồn giống, yếu trong phòng trị bệnh...
Chính vì vậy, hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững, từ đó gây ra rủi ro về kinh tế cho người nuôi và áp lực với môi trường như ô nhiễm, dịch bệnh...
Có thể bạn quan tâm
Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.
Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.
Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.
Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.
Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.