Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp

Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp
Ngày đăng: 08/12/2014

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

Lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV

Vào đầu vụ gieo sạ, nhất là vụ đông xuân, đồng ruộng được nhiều nông dân vệ sinh bằng…thuốc diệt cỏ! Sự thay đổi này, theo họ là do ruộng đồng bây giờ nhiều cỏ dại, chuột, côn trùng nên nếu sử dụng các biện pháp thủ công như nhổ cỏ bằng tay, cày dầm cuốc ải… vừa tốn tiền, mất công lại không tiêu diệt được chúng tận gốc.

Vì những lẽ đó nên dù biết dùng thuốc diệt cỏ sẽ hại mình, hại đất, nhưng  nhiều nông dân vẫn lựa chọn phương thức dọn đồng này. Tuy nhiên, chẳng biết vì chưa nhận ra, hay do quá chuộng tính năng diệt cỏ nhanh, chi phí rẻ mà họ lại chấp nhận bỏ qua “tác dụng phụ” của thuốc. Đó là càng dùng, cỏ mọc càng nhiều. Nhiều đến nỗi ông Bùi Minh, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã phải bơm thuốc hai lần chỉ trong vòng hơn một tháng, nhưng hiện giờ cỏ vẫn phủ xanh từ bờ đến ruộng. “Không biết do thuốc dỏm hay vì cỏ khỏe nữa”, ông Minh nói buồn.

Không chỉ lúa, mà thuốc diệt cỏ và các loại phân bón hóa học, hóa chất BVTV cũng được nông dân ưa chuộng trong quá trình sản xuất rau màu, nuôi trồng thủy sản. Vì thế, thay vì bón phân chuồng đã ủ để dưỡng đất nuôi cây, dùng chế phẩm vi sinh để thúc tôm cua thì người dân lại lựa chọn phân, thuốc hóa học bởi tác dụng nhanh lại rẻ. Về lâu dài, cách làm này đã khiến đất ngày càng chai sần bạc màu, nguồn nước ô nhiễm, kéo theo năng suất và chất lượng sản phẩm cũng chóng suy giảm.

Hẳn thế mà trong Hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân 2014 – 2015, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung Nguyễn Văn Thơ cảnh báo: “Nông dân Quảng Ngãi ngày càng ít dùng phân chuồng hay cày dầm gốc rạ, mà đang lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV. Điều này khiến cỏ dại, sâu bệnh “nhờn” thuốc nên chúng phát triển nhanh và mạnh; trong khi thiên địch của chuột, dịch hại thì lại thưa dần”.    

Đã đến lúc phải thay đổi

Phải thừa nhận rằng, phân hóa học và các hóa chất BVTV đã góp công lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, lâu nay nông dân sử dụng chúng với suy nghĩ “bón phân phun thuốc càng nhiều thì cây càng tốt, lại ít sâu bệnh”. Thế mới có chuyện lượng phân bón, thuốc BVTV đổ xuống đất nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng chẳng đáng là bao. Điều này theo ông Nguyễn Văn Thơ là do “bà con nông dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của phân bón hóa học và thuốc BVTV”.

Vậy làm thế nào để nông dân nhận thức đúng? Câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu nhưng đến giờ, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Và, tại Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong cả nước hồi tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã gợi mở: “Bên cạnh việc thực hiện các chương trình IPM, ICM, "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng" hay sản xuất theo quy trình VietGap, thì đã đến lúc ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy và phương thức sản xuất. Và nông nghiệp hữu cơ là lựa chọn tất yếu”.

Nói thì dễ, nhưng để thực hiện "nông nghiệp hữu cơ" là cả một vấn đề. Bởi hiện giờ, việc sản xuất của nông dân dường như không thể không có phân hóa học, hóa chất BVTV; trong khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì còn manh mún, nhỏ lẻ. Thế nên để nông nghiệp hữu cơ sớm được phát triển rộng rãi, thực sự trở thành cú huých cho ngành nông nghiệp trong việc gia tăng năng suất gắn với chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... thì nó cần những chính sách hỗ trợ đặc thù, cũng như sự vào cuộc mang tính đột phá của ngành nông nghiệp và nông dân, mà trước hết là làm sao để bà con từ bỏ dần thói quen dùng phân hóa học và hóa chất BVTV.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201412/phat-trien-nong-nghiep-huu-co-cu-huych-cho-nganh-nong-nghiep-2356585/


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình trồng hoa hồng trên đất lúa Hiệu quả mô hình trồng hoa hồng trên đất lúa

Sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp trồng hoa hồng trên đất lúa, đến nay mô hình trồng hoa của gia đình anh Nguyễn Thanh Hùng ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò đã mở rộng gần 4.000m2 và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

01/08/2015
Ông Trương Văn Nghiệp làm giàu nhờ trồng nhãn xuồng cơm vàng Ông Trương Văn Nghiệp làm giàu nhờ trồng nhãn xuồng cơm vàng

Từ khi cây nhãn tiêu Huế bị bệnh “chổi rồng”, ông Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Thái, xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã cùng với nhiều nông dân trong xã chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng. Nhờ sự nhanh nhạy này, mỗi năm trên 1 ha nhãn xuồng cơm vàng cho ông thu lãi gần 200 triệu đồng.

01/08/2015
Huyện Cai Lậy thành lập tổ hợp tác nuôi heo sinh sản Huyện Cai Lậy thành lập tổ hợp tác nuôi heo sinh sản

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cai Lậy vừa tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Nuôi heo sinh sản”, với 30 thành viên là hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã Bình Phú.

01/08/2015
Anh Nguyễn Văn Minh khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi bò Anh Nguyễn Văn Minh khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi bò

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.

01/08/2015
Cà Mau có 14.000 ha tôm đạt chuẩn quốc tế Cà Mau có 14.000 ha tôm đạt chuẩn quốc tế

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của tỉnh được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế (chứng nhận Natureland; ASC, BAP; tiêu chuẩn Selva Shrimp).

01/08/2015