Ngăn Dịch Bệnh Bùng Phát Mùa Đông Xuân

Bộ Y tế đề nghị các địa phương có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh trong mùa Đông Xuân, đặc biệt đối với dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6.
Thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện nay dịch cúm A/H5N1 đang xảy ra trên đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; dịch cúm A/H5N6 cũng đang xảy ra trên đàn chim cút tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, dịch cúm gia cầm xuất hiện tại các địa phương trên trong hoàn cảnh dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân sẽ tăng cao. Điều này sẽ làm gia tăng việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm không đảm bảo.
Bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông Xuân tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm phát sinh và phát triển.
Chính vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm và dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, thành phố phòng chống dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh trong mùa Đông Xuân, đặc biệt đối với dịch cúm A/H5N1, cúm A/H5N6.
“Cần chú ý đối với các địa bàn có nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có những hạn chế về tiếp cận dịch vụ y tế. Việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng virus cần được thực hiện chặt chẽ, ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên gia cầm”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Đồng thời, các địa phương cần chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát tại cộng đồng và tại cửa khẩu, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch xâm nhập, lây lan ra diện rộng; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, hạn chế thấp nhất tử vong. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời.
Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức trực dịch 24/24 giờ trong các ngày nghỉ lễ, Tết để theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực và báo cáo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A/H5N6 ở người.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã xây dựng và thử nghiệm hiệu quả nhiều mô hình giống cây trồng, con vật nuôi cho năng suất cao, trong đó có mô hình trồng nấm linh chi đỏ.

Mô hình được triển khai từ tháng 3-2014 với 3 hộ tham gia; các hộ được hỗ trợ 100% con giống, 50% kinh phí mua thức ăn cho cá. Sau hơn 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng từ 1- 1,5kg/con, giá bán từ 140.000 - 150.000 đồng/kg.

Chị cho biết, gia đình chị đã nuôi cá được 6 năm, trước khi làm nghề này vợ chồng chị chỉ tập trung làm rẫy trồng cà phê. Tuy nghề này cho thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi đầu tư lớn, lại rất tốn nhân công. Nuôi cá ao chị có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, vừa cho thu nhập cao vừa phù hợp với sức lao động của gia đình.

Từ năm 2011 đến nay, các ngành chức năng thị xã La Gi và UBND các xã đã lập biên bản, xử lý 93 trường hợp đào ao nuôi tôm trái phép trên 23 ha đất tại các xã Tân Phước, Tân Bình, Tân Tiến, Tân Hải, với tổng số tiền phạt 937,7 triệu đồng, trong đó UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định xử phạt 10 trường hợp, UBND thị xã La Gi ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, UBND các xã ra quyết định xử phạt 60 trường hợp.

Tóm lại, việc ứng dụng BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm đã đạt kết quả rõ rệt, thể hiện qua việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.