Phát Triển Nghề Trồng Nấm Rơm Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Nghề trồng nấm rơm đang phát triển mạnh ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), tập trung ở các xã: Mỹ Long, Tân Hội, Tân Phú, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Hạnh Đông… Mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nấm phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Hàng năm, vào mùa nước nổi, nông dân tranh thủ nơi khô ráo trong vườn hoặc tuyến dân cư để trồng nấm rơm.
Gia đình anh Nguyễn Văn Cường ở ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hạnh Đông có 4 nhân khẩu nhưng chỉ có 2 công ruộng, hàng ngày vợ chồng anh phải đi làm mướn để kiếm thêm thu nhập.
Năm 1998, anh được người thân ở xã Mỹ Long hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm, từ đó đến nay anh trồng 3 vụ/năm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Vụ hè thu chính vụ 2012, tận dụng 3 ha rơm trồng 700 m2 nấm, thu hoạch được 500 kg nấm, bán được giá từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 10 triệu đồng.
Hay như anh Võ Hữu Phơ ở ấp Mỹ Hội cũng trồng 1,2 ha rơm trên diện tích 300 m2, thu hoạch 250 kg nấm. Trừ chi phí thuê nhân công kéo rơm, chất giồng, meo giống khoảng 2 triệu đồng, anh còn lãi 5 triệu đồng.
Nhiều nông dân cho biết: Nấm rơm dễ trồng, phù hợp với nhiều đối tượng, chi phí thấp, trồng được 3 vụ/năm, chủ yếu lấy công làm lời. Sau khi thu hoạch lúa, vận chuyển rơm lên liếp chất thành lớp và tưới nước thấm đều cọng rơm, ủ từ 10 - 15 ngày, chất rơm thành giồng, ngang 25 cm, dài tùy theo khuôn viên đất rộng hay hẹp.
Dùng meo rải lên mặt rơm và phủ thêm lớp rơm thứ hai, nhằm giữ độ ấm kích thích meo phóng tơ tạo trứng cá, 10 ngày sau cho thu hoạch. Bình quân 1 bịch meo giống loại 100 gam cho 1 kg nấm thương phẩm. Sau khi thu hoạch nấm, rơm phân hủy thành phân hữu cơ, dùng bón cho cây ăn trái hoặc trồng hoa màu rất tốt. Thông qua việc trồng nấm rơm, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Thời gian qua, Phòng NN&PTNT Cai Lậy kết hợp với Hội Nông dân các xã, thị trấn trong huyện mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…

Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.