Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản

Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản
Ngày đăng: 14/05/2015

Sau khi chia tách địa giới hành chính để thành lập Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu có bờ biển dài 19,5 km với 2 cửa lạch (Lạch Quèn và Lạch Thơi) và 9 xã vùng biển. Đây là những địa phương “tinh nhuệ”, tiên phong trong việc đóng mới, nâng công suất tàu thuyền vươn khơi bám biển. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, và cụ thể hóa bằng 5 chương trình, trong đó có chương trình 2: “Đầu tư thâm canh để có giá trị sản xuất trên 70 triệu đồng/ha canh tác; phát huy lợi thế để phát triển mạnh kinh tế vùng biển”, đã thực sự tạo động lực, sức phát triển mới cho kinh tế thủy sản.

Theo đó, hoạt động đầu tư nâng công suất tàu thuyền, kết hợp chặt chẽ giữa đánh bắt với dịch vụ hậu cần nghề cá được các địa phương chú trọng. Cơ cấu đội tàu thuyền phát triển theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ, tăng dần loại tàu thuyền có công suất lớn. Điều này thấy rõ qua số lượng tàu thuyền được đóng mới trong vài năm trở lại đây tăng đột biến, năm 2014 toàn huyện đóng mới được 95 tàu, nâng tổng số tàu trên địa bàn 1.272 chiếc, trong đó có 622 tàu công suất trên 90CV trở lên. Tổng công suất máy là 250.020 CV, công suất bình quân 208 CV. Các nghề khai thác chính của ngư dân Quỳnh Lưu gồm câu, vây, rê, chụp, bẫy, lưới, kéo...

Ngoài đóng mới tàu thuyền, nâng công suất máy vươn ra ngư trường xa hơn thì các chủ tàu cũng quan tâm đến việc lắp đặt máy móc, thiết bị phụ trợ như máy dò ngang, định vị hàng hải. Với tính năng hiện đại của những thiết bị này giúp các thuyền xác định được chính xác sản lượng cá, khu vực, tọa độ đánh bắt để quyết định thả lưới, chính vì vậy số lượng mẻ lưới trên một chuyến đi giảm thiểu tác động đến nguồn lợi thủy sản biển, tăng hiệu quả và sản lượng khai thác.

Ông Hồ Bá Sơn, xã Quỳnh Nghĩa, có tàu công suất trên 1.000 CV, lắp đầy đủ các thiết bị hỗ trợ đánh bắt cá, phấn khởi cho biết: “Bây giờ không những có tàu công suất lớn để vươn khơi ra ngư trường xa hơn mà còn có các thiết bị hỗ trợ dò tìm cá nên hầu như các chuyến đi biển đều duy trì được sản lượng đánh bắt có hiệu quả. Do vậy, chúng tôi nỗ lực liên kết theo hình thức liên gia, góp vốn đóng tàu to, công suất lớn và lắp các thiết bị hỗ trợ để nghề đánh bắt thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao”. Hiện nay, toàn huyện đã lắp đặt phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ được 47 máy dò ngang, 1 máy ra đa, 329 máy thông tin tầm xa, 100% tàu thuyền khai thác xa bờ đều có máy dò đứng và bộ đàm để liên lạc giữa các tàu với nhau.

Để vững tâm vươn khơi đánh bắt thủy sản, ngư dân Quỳnh Lưu còn thành lập các tổ hợp tác, các mô hình kết hợp nghề câu, nghề vây, nâng cấp mô hình thuyền dịch vụ hậu cần kết hợp với các tổ khai thác. Năm 2014, Quỳnh Lưu thành lập mới được 27 tổ hợp tác trên biển, nâng tổng số tổ hợp tác trên biển lên 100 tổ.

Hệ thống hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá theo đó cũng được đẩy mạnh đầu tư. Các cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền nâng công suất, hạ tầng khu neo đậu, tránh trú bão, các cảng cá từng bước được đầu tư, nâng cấp như: Nâng cấp cảng Lạch Quèn có sức chứa 500 tàu, lạch Thơi có sức chứa 300 tàu công suất 200 CV trở lên. Nhờ sự đầu tư đồng bộ mà sản lượng hải sản khai thác ổn định ở mức trên 40.000 tấn (năm 2014 đạt 43.500 tấn), đạt giá trị trên 970 tỷ đồng.

Hướng tầm trung tâm dịch vụ giống nuôi

Mặc dù trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ Quỳnh Lưu không ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển kinh tế thủy sản nhưng định hướng nhiệm kỳ trước với mục tiêu trở thành kinh tế mũi nhọn dựa trên cơ sở điều kiện lợi thế, xu thế phát triển nên các địa phương, bà con ngư dân theo đó phát huy và có những doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống.

Thăm dự án xây dựng trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng của Công ty Việt Úc tại xã Quỳnh Minh. Trên diện tích 4 ha, doanh nghiệp này đã triển khai đồng bộ các hạng mục từ bể lắng lọc nước biển, đến khu vực nuôi tôm bố mẹ, bể ương nuôi, khu vực chuẩn bị ấu trùng, phòng cấy tảo... Với quy mô đầu tư gần 40 tỷ đồng, trại tôm giống Việt Úc Nghệ An khi đi vào hoạt động sẽ sản xuất khoảng 3 tỷ con tôm giống/năm, đây là trại tôm giống lớn nhất khu vực miền Bắc.

Ông Võ Văn Xuân, Giám đốc điều hành Công ty Việt Úc Nghệ An cho biết: “Trước khi triển khai dự án tại đây, chúng tôi đã khảo sát khá kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên, môi trường, nhu cầu giống và cho thấy Quỳnh Lưu có đủ điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của miền Bắc. Đơn vị chúng tôi đi vào hoạt động sẽ hướng tới cung cấp toàn bộ giống tôm cho miền Bắc có chất lượng sạch bệnh, sẽ góp phần tích cực nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thương phẩm cho hoạt động chăn nuôi thủy, hải sản”.

Cùng đó, tại các xã vùng biển, các chủ đầm tôm, trại sản xuất giống quy mô vừa và nhỏ cũng tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất giống thủy sản. Trong năm 2014, các trại đã sản xuất được 231 triệu con tôm giống, đạt 100% kế hoạch, trong đó có 130 triệu con tôm he chân trắng, 101 triệu con tôm sú. Ngoài sản xuất tôm giống, các hộ còn sản xuất được một số giống đặc sản khác như: 3 triệu con cua giống, 15 triệu con ngao giống cung cấp cho người nuôi trong và ngoài huyện...

Như vậy, có thể thấy rằng, sự năng động trong việc tận dụng lợi thế vùng ven biển đang đưa Quỳnh Lưu trở thành địa phương nuôi tôm công nghiệp thâm canh với diện tích tập trung lớn mà còn trở thành trung tâm giống thủy sản cho các tỉnh phía Bắc.

Đến nay, tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Quỳnh Lưu, bình quân hàng năm đạt 15%. Trong tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có 2.666 ha thì diện tích nuôi tôm 800 ha, nuôi ngao 105 ha, còn lại là nuôi cá nước ngọt 1.761 ha, với sản lượng duy trì ổn định trên 9.700 tấn, trong đó sản lượng tôm trên 2.300 tấn; ngao 3.030 tấn; tạo ra giá trị kinh tế trên 332 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trên cơ sở những kết quả đạt được của kinh tế thủy sản trong giai đoạn vừa qua đang tạo những tiền đề quan trọng để Quỳnh Lưu tiếp tục định hướng phát triển toàn diện kinh tế thủy sản trên 3 mũi: khai thác, nuôi trồng và sản xuất giống.

Trên cơ sở đó, huyện cũng tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng như nâng cấp hệ thống cửa lạch, xây dựng hệ thống cấp nước biển trực tiếp vào vùng nuôi tôm công nghiệp và dịch vụ hậu cần nghề cá, gắn khai thác với chế biến, đảm bảo ổn định đầu ra cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc? Nhập Giống Ngô Biến Đổi Gene Việt Nam Chủ Động Phụ Thuộc?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

30/08/2014
Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

22/08/2014
Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi Bà Con Huyện Đầu Nguồn An Phú Khai Thác Thủy Sản Mùa Nước Nổi

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

22/08/2014
Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên Năm 2015, Phấn Đấu Tổng Sản Lượng Lương Thực Có Hạt Đạt 1, 6 Triệu Tấn Trở Lên

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.

30/08/2014
Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi Tỷ Phú Cá Chình Đất Mũi

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

22/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.