Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Tra Giống Tại Đồng Tháp
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Huyện Hồng Ngự được xem là một trong những nơi có cơ sở sản xuất cá tra giống nhiều nhất tỉnh, chiếm trên 60% số cơ sở. Cá tra giống huyện Hồng Ngự đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Toàn huyện hiện có hơn 70 cơ sở ương nuôi cá bột và hơn 800 hộ nuôi cá tra giống. Trong đó, có trên 250 cơ sở và hộ sản xuất cá giống đã gia nhập Hiệp hội thủy sản của huyện. Đây là nền tảng quan trọng để huyện tiếp tục phát huy, từng bước đồng bộ và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra giống.
Vừa qua, để chuẩn hóa quy trình sản xuất ngay từ đầu vào, ngành nông nghiệp địa phương đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn để cải tiến chất lượng cá bố mẹ. Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, người nuôi cá tra giống huyện Hồng Ngự đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và cho cá đẻ theo ý muốn. Hiện nay, nhiều cơ sở đẩy mạnh việc cho cá tra sinh sản chủ động, sinh sản nghịch mùa nên việc đáp ứng nhu cầu của người nuôi cá cũng ngày càng tốt hơn. Đến nay, gần 50% các cơ sở sản xuất cá bột đã có được con giống tốt.
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Phòng Nông ngiệp & Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự cho biết: Huyện còn tiếp nhận từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đàn giống cá tra hậu bị được cải thiện di truyền với số lượng hàng chục ngàn con cung ứng cho các cơ sở sản xuất giống cá tra. Hiện đàn cá bố mẹ tại các cơ sở sản xuất giống và Trung tâm giống phát triển tốt, trong lượng bình quân 1,9 kg/con.
Hướng đến việc xây dựng nhãn hiệu cho con cá tra giống, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tổ chức nhằm từng bước phát huy có hiệu quả những giá trị mang lại từ hoạt động sở hữu trí tuệ này. Cụ thể như hỗ trợ việc chọn lọc cá tra bố mẹ cho các cơ sở, tập hợp hàng trăm cơ sở và hộ nuôi vào tổ chức để quản lý và hỗ trợ kỹ thuật.
Thời gian tới, huyện sẽ tổ chức hội thảo, mời các ngành chức năng đưa ra hướng sử dụng logo cho nhãn hiệu tập thể cá tra giống Hồng Ngự, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.
Tỉnh Đồng Tháp đang liên kết để tìm hướng đi mới cho cá tra giống huyện Hồng Ngự bằng việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cho đến hỗ trợ trực tiếp cá giống bố mẹ đến tận tay người nuôi, trong đó có thống nhất về con giống./.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.
Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.