Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức
Bên cạnh đó, ngư dân xã Nhơn Hải còn nuôi tôm hùm thịt tại vùng biển ở địa phương hiện đang nuôi 32.487 con, từ đầu năm đến nay đã xuất bán được 1.000 kg tôm thương phẩm, bằng 56,8% so với cùng kỳ năm 2014, với giá bán bình quân 1.500.000 đồng/kg, giảm 400.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014.
Theo các ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống ở Quy Nhơn, tôm hùm giống xuất hiện nhiều ít, giá cả tăng giảm phụ thuộc vào sản lượng được mùa hay mất mùa. Theo thông lệ thì năm nào tôm hùm giống xuất hiện nhiều – thường là biển động, có gió, thời tiết se lạnh thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống đánh bắt trúng đậm, nhưng giá lại thấp. Ngược lại năm nào tôm hùm giống xuất hiện ít thì giá lại tăng cao. Điệp khúc “mất mùa, được giá”, “được mùa, mất giá” là không tránh khỏi.
Các ngư dân cho biết, nghề khai thác tôm hùm giống cũng chỉ có từ 10 năm trở lại đây. Làm nghề này chi phí nhiên liệu thấp, chỉ cần 1 thuyền có công suất 18 – 30 CV, chi phí mỗi chuyến biển 400 - 600 nghìn đồng đối với nghề làm mành trải và từ 1,5 - 2 triệu đồng nghề mành bủa… nên đa số ngư dân có thu nhập tương đối khá so với các nghề biển khác. Hiện, TP. Quy Nhơn có khoảng 600 tàu thuyền của các phường, xã như Nhơn Hải, Nhơn Lý, Hải Cảng, Ghềnh Ráng… làm nghề khai thác tôm hùm giống.
Theo các ngư dân, mùa khai thác tôm hùm giống bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch năm trước và kết thúc vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, theo các hộ ngư dân ở đây, mùa vụ khai thác tôm hùm giống năm 2015 đến thời điểm này gần như đã kết thúc vì tôm hùm ít xuất hiện.
Từ đầu vụ khai thác năm nay, ngư dân TP. Quy Nhơn khai thác được khoảng 136.700 con, chỉ đạt 81% so với cùng kỳ 2014. Hiện thương lái tại đường Hàm Tử, thuộc phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn thu mua 310.000 đồng/con đối với tôm hùm giống bông (tôm sao), 100.000 đồng/con tôm hùm xanh và 22.000 đồng/con tôm hùm Tề Thiên. So với cùng kỳ năm trước thì giá tăng khoảng 20.000 – 30.000 đồng/con đối với tôm hùm bông và tôm hùm xanh. Tuy nhiên, ngư dân hiện thất thu do số lượng khai thác mỗi đêm chỉ vài ba con, trong khi giá tăng không đáng kể.
Lý giải về điều này, chị Lê Thị Nhạn – một thương lái thu mua tôm hùm giống tại đường Hàm Tử, cho biết: “Giá tôm hùm giống hiện nay giảm do giá tôm hùm thịt giảm mạnh, cách đây 2 tháng giá tôm hùm thương phẩm bình quân từ 1,9 – 2 triệu đồng/kg thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 1,5 triệu đồng/kg.”.
Được biết, ngoài việc khai thác tôm hùm giống, hiện ngư dân TP. Quy Nhơn còn phát triển nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống lẫn nuôi tôm hùm thịt, nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống của ngư dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là giá cả biến động, tăng giảm thất thường.
Theo đó, các hộ làm nghề ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống thường mua con giống khai thác ở địa phương để nuôi, sau 1 – 2 tháng thì bán cho các hộ nuôi tôm thương phẩm với lợi nhuận thu được bình quân từ 10 – 20%. Tuy vậy, nhiều khi tôm hùm thịt tiêu thụ khó khăn thì nghề ương nuôi cũng lao đao, phải nuôi nhiều tháng hơn nhưng chỉ có thể là hòa vốn. Có hộ tiếc của nuôi lên thành tôm thương phẩm chờ giá cao mới bán.
Các thương lái mua bán tôm hùm ở đường Hàm Tử phân tích rằng: “Hầu hết tôm hùm thương phẩm nuôi ở Bình Định và các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Phú Yên… đều bán cho thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Do vậy, giá bán phụ thuộc vào sự quyết định của các thương lại, suy cho cùng thì giá cả do thương lái Trung Quốc “thao túng”.
Người nuôi tôm gặp nhiều yếu tố bất lợi nếu không có hướng giải quyết đầu ra cho con tôm nuôi, mà ở đây là tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu giá cả tôm hùm thương phẩm ổn định thì ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống và ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống ở miền Trung này mới có thu nhập bền vững”.
Có thể bạn quan tâm
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.
Cá nàng hai còn có một tên gọi khác là cá thát lát cườm. Thịt loài cá nàng hai có mùi thơm, chất lượng thịt ngon, có thể chế biến ra nhiều món ăn cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Nhận định được những khó khăn gặp phải, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ hai huyện Pác Nặm đã giảm chỉ tiêu phát triển đàn trâu, bò đến năm 2015 xuống còn 23.000 con. Tuy đã giảm nhưng để hoàn thành được chỉ tiêu này đòi hòi những giải pháp tích cực hơn nữa của ngành hữu quan.
Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".
Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.