Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Mạng Lưới Điện Phục Vụ Thanh Long Vùng Quy Hoạch

Phát Triển Mạng Lưới Điện Phục Vụ Thanh Long Vùng Quy Hoạch
Ngày đăng: 07/03/2014

Năm vừa qua, người dân huyện Hàm Thuận Nam trồng thêm 202 ha thanh long trong vùng quy hoạch, nâng tổng diện tích thanh long của huyện này lên 11.027 ha, dẫn đầu toàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó, sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP chiếm gần một nửa với 4.456 ha.

Vụ nghịch qua, thanh long được mùa được giá (28.000 - 30.000 đồng/kg), hầu hết nông dân thu hoạch khá, các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cũng tăng sản lượng thu mua; góp phần nộp thuế cho địa phương (huyện thu ngân sách đạt gần 118% kế hoạch)…

Đi cùng với loại cây thế mạnh Hàm Thuận Nam, tỉnh, huyện, ngành chức năng phát triển các mạng lưới điện, phục vụ chong đèn, bơm nước, tưới tiêu thanh long. Theo đó, ngành điện đã lắp máy 2 trạm biến áp 220/110 kV Phan Thiết đưa công suất lên 375 MVA; xây dựng trạm Hàm Kiệm và nâng công suất trạm Thuận Nam có tổng 166 MVA…

Cùng với nâng công suất 2 trạm biến áp Hàm Tân và Phan Thiết lên 206 MVA, hỗ trợ nguồn điện cho Hàm Thuận Nam. Bên cạnh, nhiều dự án khác cũng được triển khai xây dựng bằng các nguồn vốn khấu hao cơ bản ngành điện, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB), vốn của tỉnh; đã cải tạo các trục chính chống quá tải, trạm biến áp đầy tải. Trong đó, tỉnh ứng vốn 3,05 tỷ đồng thi công hoàn thành 4 km đường dây trung thế, tổng công suất 625 KVA.

Công suất tăng thêm cơ bản cung cấp cho các phụ tải trong kế hoạch phát triển, tăng tự nhiên vào mùa chong đèn thanh long trái vụ, nhiều hộ dân mở rộng diện tích thanh long vùng quy hoạch… Hệ thống truyền tải điện cũng đã đáp ứng cho 11/12 xã đạt tiêu chí 4 về điện nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện…

Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà nước, ông Hồ Sơn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương khuyến cáo bà con nông dân Hàm Thuận Nam chong đèn thanh long bằng bóng đèn compact tiết kiệm điện, giảm chi phí tiền điện, năng suất hiệu quả vẫn cao; giảm áp lực đầu tư cho hệ thống lưới điện địa phương.

Trong năm nay, ngành điện tiếp tục xây dựng lưới điện trung áp (giai đoạn 2014 - 2015) cho các xã, thị trấn huyện Hàm Thuận Nam như: Tân Thuận, Thuận Nam, Hàm Mỹ, Hàm Cường, Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Hàm Minh, Mương Mán; đường dây trung thế này dài 11 km, tổng công suất 725 KVA, vốn đầu tư gần 4,5 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh ứng trước, thông qua biên bản thỏa thuận giữa UBND tỉnh và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC). Hiện đường dây 110 kV Hàm Kiệm - Tân Thành đang xây dựng. Trước đó, đường dây trung thế từ trạm biến áp 110 kV Hàm Kiệm vào khu vực Ba Bàu, xã Hàm Thạnh, khối lượng thi công được 70%; từ nguồn vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (kfW).

Ông Hồ Sơn Hùng cũng đề nghị các địa phương có công trình điện đi qua thực hiện tốt vận động nhân dân trong đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện để Công ty Điện lực Bình Thuận, Tổng công ty Điện lực miền Nam thi công các công trình lưới điện trung, hạ thế hoàn thành đúng tiến độ…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ chăn nuôi heo bằng thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính Hiệu quả từ chăn nuôi heo bằng thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính

Trong chăn nuôi heo, thức ăn chiếm 70 - 80% chi phí đầu tư. Do đó việc sử dụng nguồn thức ăn hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu dưỡng chất các loại heo ở giai đoạn khác nhau để cho sức sản xuất tối đa vừa bảo đảm chi phí thấp nhất nhằm tạo lợi nhuận cao nhất luôn là trăn trở của các nhà chăn nuôi. Gia đình ông Phùng Văn Bộ, ở ấp Tà Hách, xã An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước không ngoại lệ.

08/08/2015
Viettel tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo Viettel tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo

Ngày 5.8, trong khuôn khổ Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Quảng Ngãi, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), chi nhánh Quảng Ngãi phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện Ba Tơ, Minh Long tổ chức trao tặng bò giống cho hộ nghèo.

08/08/2015
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La)

Từ lâu, nhãn Sông Mã đã là một sản vật có thương hiệu trên thị trường, từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng kinh tế miền núi, những người dân Hưng Yên đã mang giống nhãn lồng lên trồng tại mảnh đất này.

08/08/2015
Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết

Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.

08/08/2015
Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, những năm gần đây, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xây dựng mô hình thí điểm trồng thanh long tại ấp 3, xã Tân Thành.

08/08/2015