Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong
Ngày trẻ do những trận sốt rét hoành hành, bác Xưởng buộc phải rời quân ngũ khi độ tuổi đôi mươi để trở về quê hương.
Tại nơi chôn rau cắt rốn, bác đã tham gia công tác tại địa phương, nhưng không chịu khuất phục với đồng lương ít ỏi, bác tích cực tham gia sản xuất như trồng dâu nuôi tằm, nuôi lợn, nuôi gà để vừa có cái cải thiện, lại vừa tăng thu nhập cho gia đình.
Trong các con nuôi, ngay từ khi còn nhỏ bác Xưởng đã thấy rất yêu quý con gà Móng. Bác kể, mỗi lần đi học về, bác thường nhìn ngắm cái tướng to khỏe với cái mảo đỏ cùng đôi chân vững chắc của chúng…
Ngay bác cũng không hiểu sao bản thân mình lại thích con vật này đến vậy, lúc ấy chỉ biết ngắm một cách thích thú.
Khi lớn lên và trưởng thành cũng là lúc giống gà Móng bản địa vang tiếng thơm xa, người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon của nó, thế nên bác đã cùng gia đình quyết định chuyên nuôi và sản xuất giống gà Móng để cung cấp cho thị trường.
Bác nuôi gà theo hình thức lấy trứng ấp, vừa bán giống vừa lấy giống nuôi, khi gà trưởng thành sẽ chọn những con mái, con trống đạt tiêu chuẩn để làm giống, còn gà mái, gà trống không đạt chỉ tiêu để bán gà thịt.
Trước đây, trung bình mỗi năm bác thường nuôi khoảng 100 con gà sinh sản, lấy trứng ấp để bán giống cho các nơi có nhu cầu.
Người có kinh nghiệm thì mua trứng về tự cho ấp, người ít kinh nghiệm thì mua con giống về nuôi cho đảm bảo tỷ lệ sống. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, để ấp trứng được nhiều, bác đã dùng con gà Tây (gà gô) ấp và mỗi lần số lượng cũng được 100 quả/mẻ.
Đến khi con rể bác đi học và đầu tư mở lò ấp trứng bằng máy, hơn chục năm nay bác đều gửi trứng sang lò để ấp, giúp tỷ lệ ấp đạt cao mà không vất vả.
Trung bình mỗi năm gia đình bác sản xuất 1.500 con gà giống với giá bán trung bình 15.000 đồng/con.
Đặc biệt tháng 8, tháng 9 gà giống được giá lên tới 35.000 - 60.000 đồng/con 3 tuần tuổi, do nhu cầu nuôi chuẩn bị phục vụ tết Nguyên đán.
Tính đến nay, bác đã có 20 năm trong nghề nuôi và sản xuất giống gà Móng, nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Bác chia sẻ, việc chọn gà mái làm giống phải rất khắt khe, đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Bác thường tự chế biến thức ăn cho gà bằng cách trộn hỗn hợp ngô nghiền, cám, cá mại, rau cỏ với men rượu.
Để tránh thời tiết bất thuận và để bán giống ở thời điểm được giá thì cần hãm đẻ trứng bằng cách cho gà ăn vừa phải, lúc này chỉ cần cung cấp dinh dưỡng để duy trì sự sống.
Để có những quả trứng cho giống chất lượng hiệu quả, bác chỉ khai thác cho gà mái đẻ gần 1 năm là loại thải bán thịt.
Nắm bắt được đặc điểm của gà Móng không được nhốt hoàn toàn nên bác đã làm chuồng cao ráo, thiết kế các sàn bằng tre, lứa, trồng cây tạo tán râm mát, tạo sân chơi thẳng ngay với cửa chuồng quây lưới chia ô cho gà chạy nhảy.
Khi gà vào đẻ, bác cho ghép 3 - 4 con trống với 20 con gà mái…
Đặc biệt chăn nuôi phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc, bảo hộ chăn nuôi, tiêm phòng dịch bệnh đúng quy định…
Bác Xưởng (người mặc áo thun trắng dài tay) giới thiệu về gà Móng Tiên Phong của gia đình
Là người giàu kinh nghiệm và tâm huyết nuôi gà giống Móng, đồng thời tích cực, mạnh dạn đưa tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, năm 2014, gia đình bác được Viện Chăn nuôi;
Trung tâm Khuyến nông chọn làm mô hình chăn nuôi gà Móng trên nền đệm lót sinh học với quy mô trên 500 con.
Nhờ những ưu điểm của đệm lót đã giúp đàn gà của gia đình bác sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, không bệnh dịch, cải thiện đáng kể môi trường xung quanh. Bác Xưởng tâm sự:
“Anh, chị thấy đấy, chuồng nuôi gà hàng trăm con trên nền đệm lót sinh học gần ngay trước mặt mà không shề nặng mùi như chăn nuôi truyền thống, mà lại cũng không vất vả.
Trước đây thay vì hàng ngày phải lọ mọ dọn dẹp, thau rửa, thì nay với đệm lót sinh học chỉ cần dọn chuồng 6 tháng một lần, giảm công lao động cho gia đình, dành thời gian cho những việc khác”.
Năm 2014, bác Xưởng vinh dự được chọn là một trong những hộ điển hình tham gia Hội thi Người chăn nuôi gia cầm giỏi vùng Đồng bằng sông Hồng do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối kết hợp tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
Từ kết quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.
Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.
Chương Mỹ có diện tích đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa (DĐĐT) lớn nhất thành phố. Cũng nhờ DĐĐT, bà con đã có những mùa vàng bội thu.
Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.
Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.