Gần 10 Ha Tiêu Bị Chết Ở Xã Ea Nuôl
Thời gian gần đây, tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Dak Lak) đã xảy ra tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến bà con trồng tiêu lo lắng.
Theo thống kê của UBND xã Ea Nuôl, tính đến thời điểm này, xã có hơn 10.120 trụ tiêu bị chết, tương đương với diện tích gần 10 ha; tập trung nhiều nhất ở các thôn Tân Thanh với hơn 4.500 trụ, thôn Ea M’thar 3 gần 2.470 trụ, thôn Ea M’thar hơn 1.500 trụ. Thời điểm tiêu trên địa bàn xã chết nhiều là kể từ đợt mưa, lũ tháng 9-2013. Sau khi phát hiện tiêu chết hàng loạt, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã tìm mua các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học về phun cho cây, bón gốc nhưng không hiệu quả, tiêu vẫn tiếp tục chết.
Trước tình trạng này, UBND xã Ea Nuôl đã khuyến cáo bà con nông dân khi thấy tiêu bị nhiễm bệnh chết thì báo cáo ngay cho cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn cách chăm sóc, phòng chống dịch, chứ không nên tự ý đi mua thuốc và tổ chức phun các loại thuốc, chế phẩm chưa được kiểm định, vừa mất tiền mà bệnh càng nặng hơn; bà con cần vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, thông thoáng, bón phân cân đối để cây sinh trưởng, phát triển tốt; có biện pháp tiêu thoát nước tốt để tránh lây lan mầm bệnh; đối với diện tích tiêu đã bị chết nên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không nên tiếp tục trồng cây tiêu vào diện tích đó.
Được biết, xã Ea Nuôl hiện có 120 ha hồ tiêu, trong đó, có 50 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Cùng với cà phê, tiêu là cây cho thu nhập chính của bà con nơi đây nên việc tiêu bị chết hàng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.
Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.
Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.
Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.