Hỗ Trợ 50% Giá Giống Gà Để Phát Triển Đàn Gia Cầm
Năm 2012, dịch cúm A H5N1 xảy ra ở một số loài gia cầm trên địa bàn huyện như gà, vịt, ngan, ngỗng, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi và giảm về số lượng tổng đàn.
Để giảm bớt một phần khó khăn cho bà con nông dân, đồng thời góp phần phục hồi số lượng và phát triển về tổng đàn gia cầm, năm 2013 UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã hỗ trợ 50% giá giống trong tổng số 25.000 con gà giống cho nhân dân ở một số xã Phong Thủy, An Thủy, Cam Thủy, Lộc Thủy,...
Chính sách này đã nhận được sự đồng thuận và mang lại niềm vui cho người chăn nuôi. Nhờ đó, đến nay đàn gia cầm đã được nhanh chóng phục hồi, với số lượng tổng đàn trên 750.500 con, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2012.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.
Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.
Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.
Du lịch phát triển đã giúp nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hồi sinh, trở thành điểm tham quan của khách. Tuy nhiên, du lịch cũng mang đến những tác động ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích.
Những ngày này, nhiều hộ dân ở các xã ven sông của huyện Duy Xuyên đang khẩn trương thu hoạch vụ tôm cuối cùng trong năm 2015 nhằm tránh thất thoát do mưa lũ gây ra. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi này không cao do sản lượng sụt giảm cùng giá bán thấp hơn các vụ trước.