Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn

Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn
Ngày đăng: 23/03/2013

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

Thôn Bản Háu, xã Tràng Phái là một thôn có hệ thống núi đá, thảm thực vật lại đa dạng và phong phú nhận thấy đây là điều kiện lý tưởng để chăn nuôi dê thịt, cuối năm 2011, anh Nam đã mạnh dạn chuyển từ nuôi lợn là chính sang đầu tư nuôi dê. Ban đầu, gia đình anh nuôi 7 con cái, 1 con đực, sau một thời gian nuôi, thấy đàn dê của mình phát triển rất nhanh, tỏ ra thích nghi với điều kiện chăn thả ở trong thôn, anh Nam đã quyết tâm đầu tư thêm về kinh tế, phát triển đàn dê về số lượng, đồng thời tận dụng những hang đá mở rộng chuồng trại nhằm tạo cho đàn dê có điều kiện phát triển tốt nhất.

Anh Nam chia sẻ: “Như bao người nông dân khác trong xã, gia đình tôi cũng lựa chọn mô hình chăn nuôi để phát triển kinh tế. Trong những ngày đầu, hướng chăn nuôi chủ yếu chỉ là nuôi lợn, song trước tình hình dịch bệnh thường xuất hiện ở lợn, việc cung cấp lợn thịt ra thị trường cũng gặp khó khăn vì giá thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thế sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã thay đổi mô hình chăn nuôi dê núi là chính”. Sau mấy năm nuôi dê thịt, anh Hoàng Văn Nam đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Một trong những kinh nghiệm của anh Nam đó là nuôi dê cần phải chọn cho nó điều kiện sống thích hợp. Từ xa xưa đã sống trên các vách núi, đưa nó trở lại với núi đá là trả lại điều kiện sống tự nhiên cho nó.

Dê con phải tập leo trèo, nhảy thì mới khỏe mạnh, kháng bệnh và săn chắc. Điều kiện núi đá thường khô, sạch sẽ và ít muỗi dù có mưa lớn. Nếu dê có bị ve đốt thì đã có chim khướu, chim quạ nhặt giúp. Dê được chăn thả trên núi đá thịt thường săn chắc, thơm ngon. Cũng qua thời gian, gia đình anh cũng nhận thấy nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi lợn. Hiện nay, mỗi năm, đàn dê của anh Nam được xuất 2 lứa, mỗi lứa 10 – 15 con, mỗi con nặng từ 20 - 25kg. Với giá bán dê thịt hiện nay là 150.000 đồng/kg, một con dê cũng có thể bán được giá từ 3 - 4 triệu đồng. Ngoài bán dê thịt anh Nam còn bán dê giống với giá 100.000 đồng/kg. Trung bình một năm, đàn dê cũng cho gia đình anh Nam thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng. 
Hiện nay, đàn dê của gia đình anh Nam đã có khoảng 40 con, con nào cũng phát triển khỏe mạnh, việc tiêu thụ dê thịt hay dê giống của nhà anh trên thị trường cũng khá thuận lợi. Nhiều nhà hàng đã thường xuyên đến đặt mua dê thịt của gia đình anh. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi dê của anh Nam, những người nông dân trong thôn Bản Háu thường xuyên đến nhà và được anh trao đổi, hướng dẫn về kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi dê núi. Từ đó, nhằm giúp bà con khai thác các điều kiện thuận lợi về khí hậu, điều kiện tự nhiên của vùng núi đá để phát triển mô hình nuôi dê, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

19/05/2015
Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

19/05/2015
Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

19/05/2015
Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định) Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

19/05/2015
Bò ngoại trên đất khó Bò ngoại trên đất khó

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

19/05/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.