Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển kinh tế thuỷ sản: Giải bài toán đáp ứng đủ nhu cầu con giống

Phát triển kinh tế thuỷ sản: Giải bài toán đáp ứng đủ nhu cầu con giống
Ngày đăng: 03/11/2015

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, mỗi năm ngành thuỷ sản của tỉnh cần hàng tỷ con giống, nhiều nhất là tôm giống và nhuyễn thể.

Tuy nhiên, lượng con giống thuỷ sản được sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của người nuôi trong toàn tỉnh.

Sản xuất cá song giống tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển thuỷ sản Bắc Việt (Đầm Hà).

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 17 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản, với 8 cơ sở sản xuất giống tôm, 5 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể, 4 cơ sở sản xuất cá nước ngọt, 2 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản nước mặn lợ.

Mặc dù vậy, việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, số lượng con giống ít, chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi, chất lượng con giống còn hạn chế.

Hầu hết bà con phải mua con giống ở tỉnh ngoài hoặc nhập từ nước ngoài.

Điển hình như tại TX Quảng Yên - một địa phương phát triển thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, theo lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã cho biết, các hộ nuôi tôm, cá...

trên địa bàn thị xã hiện vẫn phải mua gom giống tự nhiên hoặc mua từ các tỉnh ngoài như Hải Phòng, Nam Định...

Nguồn mua trôi nổi dẫn đến chất lượng giống không được kiểm soát về dịch bệnh cũng như độ thích nghi với môi trường nuôi.

Hiện Quảng Yên mới chủ động về giống cua biển sau khi Công ty TNHH Minh Hàn đưa vào thử nghiệm thành công mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua đạt trên 2 triệu con giống/năm.

Việc phát triển sản xuất giống tại chỗ phù hợp với môi trường địa phương đã cho thấy sự cần thiết trong nuôi trồng thuỷ sản.

Để đáp ứng nhu cầu con giống, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các trại sản xuất, đơn vị cung ứng giống chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật, thời vụ để cung cấp giống thuỷ sản cho các hộ nuôi.

Với những giống chưa đáp ứng đủ, tỉnh có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho người mua giống ở những đơn vị có uy tín, chất lượng; hỗ trợ kiểm tra, kiểm dịch chặt nhằm tránh dịch bệnh, mang lại hiệu quả cao trong nuôi trồng.

Từ thực tế thiếu giống, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển.

Trong năm 2014, UBND tỉnh đã giao Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (thuộc Tập đoàn BIM) đầu tư dự án Trung tâm Sản xuất giống công nghệ cao và Nuôi trồng thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà.

Dự án có quy mô 125ha, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.

Đến nay, Công ty đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng; đã đào ao nuôi với diện tích 90ha, hoàn thành hai bể ương giống cấp 1; quy mô 30 triệu giống/bể.

Bể ương giống cấp 2 đang xây dựng với quy mô 60 triệu con.

Vào thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, đơn vị đã có giống cung ứng ra thị trường, đảm bảo chất lượng.

Đối với giống nhuyễn thể, Sở NN&PTNT đang triển khai các bước thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Vân Đồn.

Mục tiêu là đến cuối năm 2015 sẽ khởi công vùng sản xuất giống này, với mức sản xuất 1,5 tỷ giống nhuyễn thể sạch bệnh, chất lượng cao.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư mới trại sản xuất tôm chất lượng cao ở Quảng Yên.

Về giống cá song, hiện trên địa bàn tỉnh có Công ty CP Đầu tư và Phát triển thuỷ sản Bắc Việt tại huyện Đầm Hà và doanh nghiệp tư nhân Phương Anh, Móng Cái sản xuất cũng như nhập và ương giống để cung ứng cho nhu cầu nuôi trên địa bàn.

Ông Ngô Vĩnh Hạnh, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển thuỷ sản Bắc Việt cho biết: Công ty đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất giống cá song - công nghệ tiên tiến do Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I chuyển giao.

Tỷ lệ sống của cá giống tăng lên trung bình 7 lần so với công nghệ cũ, năng suất nuôi thương phẩm cá song chấm nâu trong ao đất cũng tăng 2,5 lần so với công nghệ hiện nay tại địa phương.

Không chỉ vậy, năm 2015, tỉnh cũng đang kêu gọi Công ty Việt Úc là đơn vị hàng đầu về sản xuất, cung ứng giống tôm chân trắng có khả năng chịu lạnh cho khu vực miền Bắc đầu tư vào tỉnh.

Nhờ việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, các cơ sở sản xuất giống và nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất, từ đầu năm đến nay, các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh được hơn 900 triệu con giống các loại, tăng 340 triệu con tương ứng, tăng 56,5% so với cùng kỳ.

Với việc thu hút đầu tư sản xuất con giống thuỷ sản thời gian qua, tin tưởng rằng Quảng Ninh sẽ chủ động, đáp ứng nhu cầu con giống các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh trong năm 2017 theo như tinh thần Nghị quyết số 13 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


Có thể bạn quan tâm

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá

Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.

13/05/2015
Hồ tiêu giá cao cũng lo Hồ tiêu giá cao cũng lo

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015