Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi Thiếu Chuỗi Liên Kết

Nghịch Lý Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi Thiếu Chuỗi Liên Kết
Ngày đăng: 25/06/2013

Hiện có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá các loại thực phẩm từ thịt lợn, gà, trứng… xuất chuồng đều giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Nguyên nhân là các loại thực phẩm đã qua rất nhiều khâu trung gian mới có mặt trên thị trường.

Người chăn nuôi khóc, thương lái cười

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT), khoảng một tuần nay, giá các loại thực phẩm có tăng chút ít nhưng vẫn ở ngưỡng… người nuôi lỗ. Hiện giá lợn hơi tại miền Bắc dao động từ 39.000 đến 40.000 đồng/kg, giá gà công nghiệp khoảng 32.000 - 33.000 đồng/kg… Chị Nguyễn Thu Thủy, chủ trang trại (TT) chăn nuôi lợn (Chương Mỹ) cho biết, hiện giá lợn hơi nhích lên được 1-2 giá (khoảng 40.000 đồng/kg), tuy nhiên với giá này người nuôi vẫn lỗ 500.000 đồng/1 tạ lợn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, trong khi giá lợn liên tục giảm thì giá thức ăn chăn nuôi lại tăng tới 6, 7 đợt, mỗi đợt tăng khoảng 200-300 đồng/kg. Không những thế, giá điện, nhân công… đều tăng nên việc chăn nuôi càng khó khăn.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Trại (Ba Vì) cho biết, trước đây xã có 170 TT chăn nuôi gà, sau một thời gian thua lỗ đến nay chỉ còn 70 TT hoạt động cầm chừng. Giá càng rẻ, thương lái càng ép người nuôi và mua với mức độ nhỏ giọt. Nếu như thời điểm giá cao, thương lái chỉ bắt trong 2-3 ngày là hết khoảng 5.000 con gà của một TT nhưng nay, thời gian thu gom tới 10 ngày và giá tính theo ngày. Mặc dù bị thương lái chèn ép về giá nhưng người nuôi vẫn phải chấp nhận do phụ thuộc hoàn toàn vào họ.

Trong khi người nuôi đang khốn đốn vì thua lỗ thì thương lái vẫn ung dung thu lợi. Mặc dù trên thực tế giá lợn, gà xuất ra tại TT rất rẻ nhưng người tiêu dùng vẫn chịu giá cao. Chị Đỗ Thị Hiền, bán thịt lợn tại chợ Hà Đông, cho biết, sau khi lấy thịt lợn ở các lò mổ về bán tại chợ này, trung bình một ngày lãi 500.000 - 1 triệu đồng. Không chỉ người bán thịt tại chợ có lãi mà những người chuyên thu gom lợn, gà trong dân bán cho các lò mổ cũng lãi một khoản tương đối.

Anh Bùi Văn Điệp, ở huyện Thanh Oai, cho biết, mỗi con lợn mua ở trong dân bán lại cho các lò mổ, anh lãi được 100.000 -200.000 đồng. Điều này cho thấy, có nhiều khâu trung gian từ sản xuất tới người tiêu dùng và qua mỗi khâu, giá thực phẩm bị "thổi" lên rất nhiều so với giá mua tại chuồng. Hậu quả, người chăn nuôi không thể trụ vững vì thua lỗ, trong khi người tiêu dùng vẫn è cổ mua giá cao.

Tăng cường mối liên kết

Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, do người chăn nuôi chưa biết cách liên kết với nhau để chủ động "đầu vào" và "đầu ra" của sản phẩm mà hoàn toàn phụ thuộc thương lái nên xảy ra nghịch lý người chăn nuôi liên tục thua lỗ vì giá xuất chuồng giảm còn người tiêu dùng chịu thiệt vì mua thực phẩm giá cao. Để người chăn nuôi có lãi mà người tiêu dùng không thua thiệt, Nhà nước luôn khuyến khích người dân nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ.

Hiện nay, trung tâm đang hỗ trợ một số TT xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi an toàn như chuỗi trứng sạch của Công ty cổ phần Tiên Viên (Chương Mỹ)… Qua chuỗi liên kết này, không những chất lượng sản phẩm được bảo đảm mà người nuôi cũng không còn phải lo lắng về "đầu ra" và hạn chế được các khâu trung gian. Các chủ TT chăn nuôi đề nghị, ngoài việc quy hoạch các lò mổ tập trung ở các vùng, Nhà nước nên hỗ trợ các TT chăn nuôi quy mô lớn xây dựng lò mổ nhỏ bảo đảm an toàn vệ sinh.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho rằng, để người chăn nuôi và người tiêu dùng đều có lợi và hạn chế được các khâu trung gian, ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì người chăn nuôi cần tự cứu mình, tìm cách hạ giá thành sản xuất.

Các hộ, chủ trang trại nên pha chế, tự phối trộn thức ăn chăn nuôi theo tỷ lệ, liên kết thành các tổ hợp sản xuất để chủ động trong việc tìm đối tác, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thực phẩm trong và ngoài nước. Mặt khác, Nhà nước cần tăng cường cung cấp thông tin, dự báo về thị trường để người chăn nuôi có định hướng đầu tư (từ quy mô TT đến số lượng đầu con cho hợp lý).


Có thể bạn quan tâm

Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ Lúa Năng Suất Cao Phát Huy Hiệu Quả Ở U Minh Hạ

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

30/08/2012
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

16/04/2013
Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

17/06/2013
Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

02/08/2013
Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn Phổ Biến Kinh Nghiệm Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm mô hình sản xuất và tiêu thụ nhãn của Thái Lan cho 50 nông dân trồng nhãn ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.

30/08/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.