Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản

Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản
Ngày đăng: 11/10/2013

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

Khả năng sinh trưởng, sinh sản, của dê Bách Thảo khá tốt, hơn hẳn dê cỏ. Tỷ lệ đẻ đôi, đẻ ba rất cao, ngay trong sản xuất cũng đạt tới 70-75% tạo lợi thế cho việc nhân đàn. Dê có khả năng chịu đựng kham khổ và chống đỡ bệnh tật tốt, dễ nuôi, ít bệnh, thích ứng rộng rãi với nhiều vùng trong cả nước.

Việc đầu tư cho nuôi dê không lớn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được nguồn lao động phụ trong gia đình, rất thích hợp với điều kiện của người nông dân nghèo.

Với mục tiêu giúp các hộ nông dân nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình và thực hiện chương trình đa dạng hóa vật nuôi cây trồng trên địa bàn huyện Cần Giờ (TP.HCM), Trạm Khuyến nông Cần Giờ đã xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản với thời gian thực hiện 12 tháng từ tháng 10/2012 - 10/2013.

Quy mô thực hiện mô hình tại xã Tam Thôn Hiệp - Bình Khánh là 5 hộ với 20 con dê hậu bị và mô hình tại xã Lý Nhơn là 8 hộ với 24 con dê hậu bị.

Qua thời gian thực hiện một năm, kết quả đạt được về tỷ lệ nuôi sống 100%, tỷ lệ dê cái lên giống lần đầu 93%, tỷ lệ đậu thai 93%. Trọng lượng dê sơ sinh đạt 1,8 kg/con. Dê nuôi 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 19-20 kg/con, với giá bán dê thịt 100.000 đ/kg, và giá bán dê giống 110.000-120.000 đ/kg mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Qua buổi hội thảo lượng giá các hộ nhận xét mô hình chăn nuôi dê phù hợp với điều kiện địa phương, thực hiện dễ dàng, ít gặp rủi ro trong chăn nuôi và đạt hiêu quả. So với nuôi trâu, bò thì con dê nhanh sinh lợi hơn, trung bình mỗi năm dê cái sinh một lứa khoảng 1-3 con, thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ khoảng 8- 12 tháng.

Dê là động vật nhai lại, ăn tạp thức ăn của chúng cũng rất đơn giản như các loại lá, cỏ cây, các loại phế phẩm nông nghiệp rơm, cây bắp, bã đậu nành,... nên tốn ít chi phí thức ăn. Trong nuôi dê, cần bổ sung thêm thức ăn tinh để dê phát triển tốt. Để đạt hiệu quả từ mô hình này, đầu tiên người nuôi phải chọn con giống tốt để nuôi.

Về đầu tư chuồng trại không đòi hỏi diện tích lớn, thiết kế đơn giản nên ít tốn kém. Chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng, cao ráo, vững chắc, vệ sinh sạch sẽ nên chia từng ngăn quản lý dê đực, dê cái, dê các lứa, có đầy đủ máng ăn, máng uống, có máng bổ sung bánh đá liếm.

Trong quá trình nuôi dê có thể gặp một số bệnh như tiêu chảy, ký sinh trùng, lở mồm long móng do đó phải tiêm phòng và vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ. Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ mua, dễ bán, mô hình này thích hợp cho những hộ có ít đất sản xuất và lấy công làm lời.

Ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tp.HCM, phát biểu: Mô hình chăn nuôi dê phù hợp điều kiện địa phương.

Với chi phí đầu tư giống ban đầu cho nuôi dê thấp và các hộ có thể tiếp tục đầu tư dần để phát triển quy mô đàn, mô hình thích hợp cho các hộ nghèo, giúp tăng thêm thu nhập gia đình. Tuy nhiên để đàn dê phát triển tốt, các hộ nuôi cần xây dựng chuồng trại hợp lý, bổ sung thêm thức ăn, tiêm phòng đầy đủ một số loại bệnh.

Bên cạnh đó, bà con có thể tận dụng các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo, vốn vay theo Quyết định 13 của UBND TP.HCM,… để phát triển chăn nuôi. Về phía TTKN sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con học tập kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi qua các hoạt động khuyến nông để nhân rộng mô hình trên.


Có thể bạn quan tâm

Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

13/04/2015
Tâm huyết cùng trái cây sạch Tâm huyết cùng trái cây sạch

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

13/04/2015
Dưa rẻ như bèo! Dưa rẻ như bèo!

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

13/04/2015
Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh Nông dân nhiều xã trồng bưởi da xanh

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.

13/04/2015
Xoài VietGAP hướng đi mới của Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (Đồng Tháp) Xoài VietGAP hướng đi mới của Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (Đồng Tháp)

Sau thời gian nỗ lực xây dựng, Tổ hợp tác (THT) xoài xã Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) bước đầu thành công với mô hình sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Đây được xem là hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch, đồng thời hướng đến sự phát triển thông qua liên kết tiêu thụ...

13/04/2015