Khó Khăn Trong Việc Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) từ năm 2009 đến nay, qua áp dụng cho thấy mô hình thật sự mang lại hiệu quả, giải quyết khoảng 90% ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, công lao động đầu tư trong chăn nuôi. Mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi gia đình gần khu dân cư.
Tuy nhiên, theo Trạm Thú y huyện Lai Vung, việc nhân rộng mô hình này đang gặp khó, do nguyên liệu sử dụng làm đệm lót là mạt cưa bị khan hiếm. Cụ thể, một chuồng chăn nuôi có diện tích khoảng 20m2 thì cần sử dụng khoảng 2 tấn mạt cưa để làm đệm lót và trong thời gian khoảng 2 năm chăn nuôi phải thay lớp mạt cưa cũ bằng lớp mạt cưa mới, trong khi lượng mạt cưa trên địa bàn huyện có hạn, không đủ để cung ứng cho nhiều hộ áp dụng mô hình và giá cũng ngày càng tăng, hiện tại khoảng 25 ngàn đồng/bao 50kg vận chuyển đến tận nhà, tăng 10 ngàn đồng/bao so trước đó.
Những khó khăn này đã làm hạn chế số hộ chăn nuôi áp dụng mô hình đệm lót sinh học. Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện Lai Vung chỉ có hơn 30 hộ áp dụng, đáng nói là 2 năm gần đây không tăng thêm hộ nào, trong khi tình hình ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo ở vùng nông thôn của huyện Lai Vung vẫn đang là vấn đề bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.
Hồi 7h sáng 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) liên tiếp sụt giảm về sản lượng và diện tích thả nuôi. Tại cuộc hội thảo tổ chức vào ngày 1.11, lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tập trung các điều kiện cần thiết để “cứu” nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới. Hiệu quả thấp
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.