Hiệu Quả Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi: Hạn Chế Được Sự Lây Nhiễm Của Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cây Cam Sành Ở Trà Vinh
Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).
Nhiều diện tích cam sành nhờ trồng ổi xen vào, đã hạn chế bệnh vàng lá
Mô hình vườn mẫu trồng cam sành xen ổi áp dụng quy trình Nhật Bản để khắc phục bệnh vàng lá gân xanh. Về đầu tư mô hình, dự án hỗ trợ toàn bộ cây giống và vật tư cho mô hình vườn mẫu trong 04 năm, mô hình nhân rộng là 02 năm; tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ tỉnh, huyện, xã tham gia dự án và nông dân trồng cây có múi ở huyện Cầu Kè; trang bị máy móc, thiết bị cho bệnh viện cây trồng của tỉnh (đặt tại Chi cục Trồng trọt và BVTV). Theo đánh giá của ngành NN – PTNT tỉnh, kết quả bước đầu của mô hình cho thấy đã hạn chế được sự lây nhiễm của bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành. Trong thời gian tới, mô hình trên sẽ được nhân rộng trong nhà vườn tại các vùng chuyên canh cây có múi của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Chiều ngày 30/01/2015, tại Lô C, đường Số 1, Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến giống cây trồng Trà Vinh. Tham dự lễ khánh thành có đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phía Nam), lãnh đạo các sở, ngành tỉnh;
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.
Những ngày cuối năm âm lịch, nông dân trồng khoai mỡ ở xã Phú Mỹ rất phấn khởi vì thu hoạch khoai mỡ bán được giá cao. Anh Lê Văn Hồng, ấp Phú Thạnh, phấn khởi cho biết, anh có 8 công đất trồng khoai mỡ, qua 3 đợt thu hoạch được trên 17 tấn khoai. Đợt 1 thu hoạch bán được giá 14.000 đồng/kg, đợt 2 có giá 13.500 đồng/kg, còn đợt 3 vừa mới thu hoạch cách nay mấy ngày bán được giá 10.000 đồng/kg.
Mì chỉ là cây trồng xen lấy ngắn nuôi dài của nông dân Bình Phước. Nhưng cứ “giáp hạt” là giá cao, vào vụ giá giảm. Năm nay, giá mì lúc vụ chính thì nông dân chỉ hòa vốn, nếu hộ nào không nhổ kịp thì nay lỗ giá và cũng không bán được. “Trồng mì khó có lãi” - ông Nguyễn Anh Nhật ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) với 10 năm trồng mì thở dài.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2015, ngành tiêu chủ trương không tăng số lượng mà củng cố nâng cao chất lượng, khuyến khích các DN đầu tư cho chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu.