Phát triển các sản phẩm từ cây chè Dung

Nhận thấy thị trường khá lớn đối với các sản phẩm đồ uống nhanh từ cây chè Dung, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu mọc dưới những tán rừng tại địa phương, hộ kinh doanh của ông Nguyễn Cảnh Duy (thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh) đã đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất trà dung túi lọc.
Kinh phí thực hiện dự án là 185 triệu đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 80 triệu đồng. Trung tuần tháng 8.2015 vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) đã phối hợp nghiệm thu đề án khuyến công “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất trà dung túi lọc”.
Được biết, cơ sở này đầu tư dây chuyền, thiết bị đồng bộ sản xuất trà dung túi lọc, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 7 lao động, với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh cao.
Tại Bình Định, cây chè Dung mọc tự nhiên trên nhiều vùng rừng núi, là thuận lợi để nghiên cứu phát triển loại cây này, chế biến ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, tạo ra giá trị kinh tế và góp phần tạo việc làm cho người dân vùng nông thôn. Mới đây, Trung tâm Tư vấn đầu tư và Phát triển khoa học công nghệ -môi trường (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh) đã phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ngọc Sang (ở huyện Hoài Nhơn) xây dựng đề cương nghiên cứu phát triển sản phẩm từ cây chè Dung tại Bình Định để trình Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư và phát triển khoa học công nghệ - môi trường, cho biết đến nay Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ngọc Sang đã lập xong dự án đầu tư đồng bộ để thực hiện theo lộ trình, bao gồm đầu tư vùng nguyên liệu chè Dung phục vụ cho sản xuất chế biến bền vững; đầu tư sản xuất chế biến các sản phẩm từ chè Dung như lá sấy khô, trà túi lọc, thực phẩm chức năng…
Hiện, đơn vị đang triển khai đăng ký chất lượng để thương mại hóa sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 17/3, tại tỉnh Trà Vinh đã diễn ra lễ ký kết dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp” giữa Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) với Cty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC).

Làm việc với cơ quan chức năng bà Lương Thị Ý cho biết số trứng trên được chủ hàng ở dưới Nam Định gửi lên để tiêu thụ, không có các thủ tục kiểm dịch, giấy tờ vận chuyển.

Ngày 16.2, ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết, dịch lở mồm long móng vừa bùng phát trên đàn gia súc ở xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.

Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn, khép kín, tận dụng nguồn nước nuôi cá để nuôi tôm và ngược lại.

Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.