Phát Tài Với Nghề Nuôi Đà Điểu

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.
Những năm qua, nghề chăn nuôi đà điểu đã phát triển mạnh tại các tỉnh, thành: Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng…
Rất nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đà điểu đã phát tài, giàu có, trong đó đa số các hộ nuôi theo dạng nhận nuôi gia công cho các doanh nghiệp, một số ít đầu tư lập trang trại nuôi để khai thác, phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Một số hộ nuôi với số lượng lớn, thậm chí có hộ nuôi với tổng đàn đà điểu lên tới 500 – 700 con.
Xuất phát từ mong muốn tạo thêm việc làm, thu nhập cho các hộ dân và sau 5 năm tiến hành nuôi khảo nghiệm thành công, năm 2003, Tổng Công ty Khánh Việt đã đầu tư 1 trung tâm giống đà điểu tại Tam Kỳ, Quảng Nam trên diện tích 20ha để sản xuất, cung cấp con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi đà điểu tại các tỉnh từ Bình Định trở ra và đến năm 2004 tiếp tục đầu tư 1 trung tâm giống đà điểu tại xã Ninh Phụng, Ninh Hòa trên diện tích khoảng 25ha để sản xuất, cung cấp con giống cho các tỉnh từ Đăk Lăk, Phú Yên trở vào.
Dưới hình thức đưa cho các hộ dân nuôi gia công, các trung tâm đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó bao gồm cung cấp con giống, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, bao tiêu toàn bộ đà điểu thương phẩm cho các hộ nuôi theo giá thỏa thuận.
Thịt, trứng đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao; từ da đà điểu sản xuất ra được nhiều mặt hàng thời trang cao cấp, có giá trị cao như bóp, ví, dây nịt, giày dép,… được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, thị trường xuất khẩu đang từng bước được phát triển mở rộng tại một số nước ở châu Âu; da đà điểu đã xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường Nam Phi, Hàn Quốc.
Theo ông Sơn, đà điểu nuôi dễ, thu nhập cao hơn nuôi gà, bò, heo; thức ăn cho đà điểu chủ yếu các loại cây cỏ, rau, cám, bắp, đậu, khoai, cây nông nghiệp có tinh bột cao, chuồng nuôi xây dựng đơn giản, xung quanh quây bằng lưới B40 cao 1,5m, đường chạy khoảng 40-50m, diện tích ít nhất 20m2/con, bên trong trồng cây có độ che phủ tạo bóng mát cho đà điểu trú ẩn...
Ông Huỳnh Trung Sơn - Giám đốc Trung tâm Giống đà điểu Khatoco Ninh Hòa cho biết: Nuôi đà điểu có nhiều ưu điểm - sinh trưởng phát triển nhanh, sức đề kháng cao, ít có dịch bệnh xảy ra, thịt rất có lợi cho sức khỏe, mang lại lợi ích kinh tế lớn. Mỗi con giống đà điểu được 3 tháng tuổi bán ra với giá hiện tại 2,2 triệu đồng, người nuôi trong thời gian trên 7,5 - 8 tháng tuổi đem lại trọng lượng 95kg – 100 kg/con, ước tính trừ các khoản chi phí mỗi con lãi từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng/con.
Mô hình nuôi chim “khổng lồ” của trung Tâm đã được triển khai 9 năm (2004 – 2013), hiện tại trung tâm đã phát triển mở rộng quy mô diện tích nuôi lên đến 80ha tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, hàng năm cung cấp ra thị trường tiêu thụ trên 10.000 bộ da, hàng ngàn quả trứng, hàng trăm tấn thịt đà điểu.
Trong thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục phát triển con giống, thực hiện bao tiêu sản phẩm và phối hợp với các hộ nông dân để người dân yên tâm hơn với việc nuôi loại chim “khổng lồ” này.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.

“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.