Phát Huy Giá Trị Cây Ăn Trái

Cây ăn trái là một trong những thế mạnh và được huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thúc đẩy phát triển qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, từng bước tiến tới liên kết tiêu thụ.
Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...
Thời gian qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nông dân. Năm 2013, huyện tiếp tục triển khai công tác dập dịch giai đoạn 2, phân bổ kinh phí hỗ trợ cho người nông dân có diện tích nhiễm bệnh trên 1,2 tỷ đồng. Qua quá trình tích cực thực hiện, đến nay dịch bệnh đã giảm nhiều so với năm trước.
Nhằm đưa nông sản thế mạnh của huyện có thể cạnh tranh, vươn mình ra biên giới nội địa, huyện đã xây dựng nhãn hiệu, thành lập hợp tác xã hướng tới liên kết sản xuất. Thời gian qua, Hợp tác xã xoài Mỹ Xương ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp tư nhân Anh Tú (Hà Nội), cửa hàng Hương Quê và Công ty YASAKA cao hơn giá thị trường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đến nay, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu cho xoài cát chu. Đối với cây chanh, huyện đã lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đang thuê tư vấn thiết kế logo...
Có thể bạn quan tâm

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.

Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.