Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Quả Việt Lên Ngôi

Hoa Quả Việt Lên Ngôi
Ngày đăng: 04/11/2014

Tại Hà Nội, hoa quả trong nước đang có sức tiêu thụ mạnh so với hàng nhập từ Trung Quốc khiến tiểu thương ở chợ Long Biên chuyển hướng kinh doanh.

“Tẩy chay” hoa quả Trung Quốc

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Giải thích cho sự lên ngôi nhiều loại quả trong nước ở chợ đầu mối này, chị Nguyễn Thị Kim Dung, tiểu thương chợ Long Biên cho rằng, ngay cả giới tiểu thương cũng “dị ứng” với hoa quả Trung Quốc. Khi người tiêu dùng rất e ngại, thậm chí là “tẩy chay” do tâm lý lo ngại không đảm bảo vệ sinh, khiến tiểu thương gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hoa quả trong nước khiến nhiều loại hàng bán rất chạy.

Cũng theo chị Dung, nguồn hàng của Việt Nam bây giờ phong phú hơn. Tiểu thương luôn có hàng chục mối hàng khác nhau, khâu vận chuyển không còn khó khăn nữa. Mùa nào thì có loại quả ấy, dồi dào quanh năm, giá cả không quá chênh lệch, nên tiểu thương quay lại kinh doanh hàng trong nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

“Mùa này nhiều nhất là xoài, thanh long có sức mua rất lớn. Ngày thường bán khoảng 1 - 2 tấn nhưng đến ngày tuần (rằm và mùng một âm lịch) lượng hàng bán được có thể lên tới hàng chục tấn”, chị Dung khoe. Trong khi đó, hoa quả Trung Quốc bán rất chậm.

Đảo chiều… kinh doanh

Qua tìm hiểu, tại nhiều ki ốt chợ Long Biên, sức tiêu thụ các loại hoa quả Trung Quốc đang sụt giảm mạnh khiến không ít tiểu thương phải cơ cấu lại các mặt hàng kinh doanh trong ki ốt, ưu tiên nhiều diện tích hơn cho hoa quả trong nước.

Trao đổi với Thanh Niên, Phó trưởng ban Quản lý chợ đầu mối Long Biên, bà Nguyễn Thị Ánh Thịnh khẳng định, thị phần mặt hàng hoa quả trong nước đang có tỷ lệ áp đảo so với hàng Trung Quốc khi chiếm đến 70%. Hiện tại ở chợ Long Biên hàng Trung Quốc chủ yếu là táo, lê, dưa vàng, nho, lựu và hồng ngâm dù đang vào chính mùa nhưng lượng hàng nhập về chợ đã sụt giảm mạnh so với thời điểm hai năm về trước.

“Không hẳn là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, vì hoa quả Trung Quốc vào chợ đều là hàng nhập khẩu chính ngạch thông qua doanh nghiệp, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, hàng nhập về bán chậm thì tiểu thương phải tìm đến nguồn hàng khác thôi”, bà Thịnh lý giải.

Cũng theo bà Thịnh, xu hướng tiểu thương liên kết với nhà vườn tiêu thụ hoa quả trong nước ở chợ Long Biên đang có bước phát triển khi người tiêu dùng “ngại” hàng Trung Quốc.

Theo thông tin từ Sở Công thương TP.Hà Nội, thống kê đến hết tháng 7, các hoạt động xúc tiến thương mại đưa nông sản từ các vùng miền, có nguồn gốc suất xứ rõ ràng về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô diễn ra sôi động, với nhiều hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp.

Riêng mặt hàng hoa quả, thành công nhất là hợp tác giữa các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội với Hiệp hội nho Ninh Thuận cùng doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị lớn tại Thủ đô như Intimex, Fivimart, Hapro…

Trong tháng 11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu, đặc sản vùng miền Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, đưa sản phẩm chất lượng, an toàn tới người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Nước Mắm Đạt Thấp Sản Lượng Nước Mắm Đạt Thấp

Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ ngư dân làm nghề chế biến hải sản của TP. Quy Nhơn (Bình Định) với các mặt hàng như nước mắm, mực khô, cá khô ... đều trong cảnh sản xuất cầm chừng, nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu và giá đầu vào tăng.

14/10/2014
Dân Lâm Đồng Đổ Xô Trồng Sầu Riêng Dân Lâm Đồng Đổ Xô Trồng Sầu Riêng

Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm khuyến cáo, nhà vườn cần tỉnh táo và rút ra bài học cho mình trong việc chuyển đổi giống cây trồng nhằm tránh những trường hợp chuyển đổi ồ ạt như quả chanh dây và dự án sầu riêng Dona trước đây để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

14/10/2014
Sắp Sắp "Bội Thực" NM Sắn

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

14/10/2014
Mận Bắc Hà Sẽ Trở Thành Thương Hiệu Chất Lượng Cao Mận Bắc Hà Sẽ Trở Thành Thương Hiệu Chất Lượng Cao

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

14/10/2014
Bình Định Sẽ Triển Mô Hình Khuyến Ngư “Nuôi Hàu Thương Phẩm” Tại Khu Vực Sinh Thái Cồn Chim Bình Định Sẽ Triển Mô Hình Khuyến Ngư “Nuôi Hàu Thương Phẩm” Tại Khu Vực Sinh Thái Cồn Chim

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

14/10/2014