Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Ba Ba Đạt Hiệu Quả Ở Đồng Tháp

Mô Hình Nuôi Ba Ba Đạt Hiệu Quả Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 05/01/2013

Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.

Tuy nhiên, các hộ dân ở xã Tân Hòa chỉ nuôi theo phong trào, hiệu quả không cao, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Trước tình hình đó, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Tân Hòa đã quyết định chọn mô hình nuôi ba ba của anh Đặng Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội CCB xã để xây dựng mô hình điểm và nhân rộng trong toàn xã. Đến nay, Tổ nuôi ba ba của Hội CCB có 25 thành viên.

Anh Đặng Văn Việt cho biết, con ba ba dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, nguồn thức ăn dễ tìm như cá, ốc... có sẵn trong tự nhiên, nên khi Hội giới thiệu mô hình nuôi ba ba nhiều người đã nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi thành lập Tổ nuôi, Hội CCB xã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và tổ chức cho các thành viên đi tham quan mô hình nuôi ba ba ở tỉnh An Giang để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Nhờ đó, các hộ nuôi từng bước tích lũy kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật nuôi, một số thành viên còn lai tạo được con giống tốt để cung cấp cho người nuôi tại địa phương. Hiện giá ba ba thịt loại I khoảng 1,4 kg/con dao động từ 340.000 - 400.000 đồng/kg, thấp nhất từ 70.000 - 80.000 đồng/kg (trọng lượng 0,5 kg/con).

Điển hình như Phan Thành Nhân, ấp Hòa Định khi biết mô hình nuôi ba ba cho lợi nhuận kinh tế cao, anh quyết định chuyển diện tích đất canh tác lúa sang nuôi ba ba. Thời gian đầu anh chỉ nuôi ba ba với số lượng ít, dần dần tích lũy được kinh nghiệm và đồng vốn nên mở rộng diện tích nuôi, chủ yếu cho lai tạo con giống chất lượng cao để cung cấp cho thị trường.

Anh Nhân cho biết: Muốn nuôi ba ba phải chuẩn bị tốt ao nuôi, xử lý ao thật sạch trước khi thả ba ba con xuống ao. Mật độ thả nuôi không quá dày hoặc không quá thưa, trung bình 4 con/m2. Chú ý chọn ba ba đực để nhân giống và phải đổi dòng, phương pháp này tránh được tình trạng trùng huyết và hạn chế bệnh đốm trắng, bệnh bông gòn, gây thiệt hại cho người nuôi. Mỗi ngày cơ sở của anh cho nở trên 200 con ba ba giống để cung cấp cho những hộ nuôi trong xã và các địa phương lân cận như Lấp Vò, SaĐéc. Mô hình nuôi ba ba mang lại nguồn thu cho gia đình anh từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Tương tự anh Thái Văn Lâm - thuộc diện hộ nghèo ngụ ấp Hòa Tân, xã Tân Hòa cũng nuôi ba ba được gần 8 năm. Sau 3 năm thực hiện mô hình, kinh tế gia đình anh Lâm có nhiều thay đổi và anh đã mạnh dạng đầu tư mở rộng thêm diện tích nuôi. Năm 2012 kinh tế gia đình anh đã ổn định, từ một hộ nghèo nay đã có cuộc sống ổn định, tích lũy được vốn liếng, thu nhập từ 2.000 m2 diện tích nuôi ba ba thịt và ba ba giống trên 200 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về mô hình nuôi ba ba do Hội CCB phát động, anh Đặng Văn Việt cho biết thêm: “Hầu như 80 - 90% hộ tham gia mô hình đều nuôi có lãi, mặc dù có tăng giảm nhưng không giảm đến mức người nuôi không có lời”.

Hướng tới, Hội CCB huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình ra toàn hội viên trong huyện, nhằm góp phần đưa đời sống của hội viên vươn lên thoát nghèo”.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

11/11/2014
Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

11/11/2014
Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo Bấp Bênh Thị Trường Tiêu Thụ Kèo Nèo

Nhằm giúp người dân ấp Tân Phước, xã Tân Bình, TP.Tây Ninh chuyển đổi cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả, cách đây 3 năm, Hội Nông dân xã Tân Bình và Trạm BVTV TP.Tây Ninh đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng kèo nèo, một loại thực vật phù hợp với đất sình lầy, bùn ẩm, có sức sống mạnh. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là thị trường tiêu thụ kèo nèo đang rất bấp bênh...

11/11/2014
Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014
Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.