Hỗ Trợ Để Giúp Nông Dân Đứng Vững

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lời câu hỏi, kết quả điều tra của Ipsard cho thấy bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam hiện nay đang rất “tối”, ông có đánh giá ra sao về nhận định này? TS Đặng Kim Sơn cho biết: “Qua kết quả điều tra cũng cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, giúp cho đất nước đi qua khó khăn trong tình hình hiện nay. Và người nông dân vẫn là chủ lực trong quá trình đó. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng hỗ trợ cho doanh nghiệp, nông dân để giúp cho nông thôn phát triển, để nông dân có thể phục hồi sức lực, đứng vững...”.
Về câu hỏi, thông qua các con số báo cáo, ông có thể cho biết vị thế của nông dân trong giai đoạn hiện nay? TS Đặng Kim Sơn nói: Nông dân hiện là những người phải đương đầu với những thiệt thòi nhất trong cả chuỗi sản xuất, chịu những rủi ro cao nhất trong cả chuỗi giá trị. Nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy người nông dân cũng chính là những người kiên cường nhất, vững vàng nhất, huy động nội lực cao nhất, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm của mình nhất, trong toàn bộ nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Quả lê để 5 tháng nhưng chỉ hơi héo mà PGS-TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, công bố mới đây khiến dư luận càng thêm lo ngại về các chất độc hại trong trái cây Trung Quốc.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 80% diện tích lúa hè thu. Không khí lao động dường như không hề ngơi nghỉ trên những cánh đồng mùa gặt. Tin bão ngoài biển Đông báo về trên loa phát thanh vọng ra từ làng như dồn dập, hối thúc bà con nông tăng tốc thu hoạch gọn lúa hè thu…

Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.