Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định
Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1). Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, xuất nguồn vắc-xin dự phòng để tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia cầm tại địa phương. Đồng thời, yêu cầu các hộ chăn nuôi tại địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Như vậy, từ đầu tháng 3 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã phát hiện dịch cúm gia cầm tại 5 hộ gia đình, gồm 1 ổ dịch tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) và 4 ổ dịch tại xã Hoài Đức (Hoài Nhơn), với tổng đàn vịt bị bệnh và tiêu hủy 8.470 con. Theo ngành chức năng, hầu hết đàn vịt bị mắc dịch đều là vịt tơ mới tái đàn, thời gian nuôi từ 2-3 tháng tuổi. Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn tiêu hủy đàn vịt mắc dịch; cấp vắc-xin và thuốc sát trùng dự phòng cho các huyện thực hiện tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại các địa phương xảy ra các ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tuần vừa rồi, giá khoai lang tím Nhật đã được thu mua với mức giá tăng nhẹ. Niềm vui chưa lâu, đầu tuần này nông dân trồng khoai lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo cũ mang tên: giá cả.
Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.
Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.
Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.
Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.