Trồng Dưa Hấu Thu Hoạch Dây

Mặc dù thời điểm hiện nay, dưa hấu Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang bán được với giá cao, nhưng người trồng dưa vẫn lỗ vì điệp khúc “được giá nhưng không được mùa”.
Hiện nay dưa hấu Lý Sơn đang có giá giao động từ 6.000 – 8.000 đồng/kg và thị trường đầu ra rất ổn định nhưng người trồng dưa vẫn “buồn rười rượi” vì dưa “tốt dây mà không có quả”…
Dù dưa đã đến kỳ thu hoạch, thương lái tìm đến tận ruộng nhưng vẫn không mua được dưa, vì người trồng dưa không có dưa để bán. Trong đó có những hộ thu hoạch gần 1 sào dưa nhưng chỉ đủ để ăn chứ không có bán.
Nhìn mấy thửa dưa xanh mướt nhưng tìm mãi mới thấy được vài quả dưa nằm nép mình dưới những đám dây chằng chịt lá và hoa, lão nông Bùi Văn Hội ở thôn Đông, xã An Hải thở dài bảo: “Nhiều năm nay tôi vẫn trồng giống dưa Hắc Mỹ Nhân này và năng suất rất đạt. Thế mà năm nay chỉ thấy toàn dây là dây, còn quả thì chẳng được bao nhiêu”.
Cùng chung cảnh ngộ với nhiều người, bà Nguyễn Thị Hồng ở thôn Đông, xã An Hải chia sẻ: Không hiểu sao dưa năm nay lại mất mùa đến thế. Cũng giống dưa này mà mùa trước một sào dưa tôi thu được khoảng 1,5 đến 2 tấn dưa. Với giá bán 4.000 – 5.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí cũng kiếm được vài triệu đồng. Vậy mà năm nay cả sào dưa chỉ được vài chục quả.
Để đầu ra luôn được ổn định, đồng thời giảm tình trạng cung vượt cầu, nhiều nông dân Lý Sơn đã chủ động không trồng dưa theo kiểu đại trà mà có hộ làm trước, hộ làm sau. Tuy nhiên, dù làm trước hay làm sau thì mùa dưa năm nay người nông dân vẫn thất thu.
Anh Đặng Văn Phước ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải cho biết: Tôi vừa bán xong 2 sào dưa với giá 7.000 đồng/kg. Tuy giá có cao hơn so với năm ngoái nhưng tính ra chẳng có lời vì dưa mất mùa quá. Mọi năm bình quân 1 sào thu được gần 2 tấn dưa. Còn năm nay 2 sào chỉ thu được gần 1 tấn dưa. Tuy nhiên dù sao tôi cũng vẫn còn có ít trái để thu, chứ một số hộ trồng sau chỉ thu được toàn dây dưa thôi.
Mặc dù chỉ là cây trồng xen canh, gối vụ nhưng so với cây bắp, mè, đậu xanh thì lợi nhuận của cây dưa Hắc Mỹ Nhân cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy từ nhiều năm nay người dân trên đảo Lý Sơn đã chọn giống dưa này để trồng. Song trước tình trạng “được giá nhưng không được mùa” đã khiến hàng trăm người trồng dưa rơi vào cảnh lao đao.
Đang lúi húi tưới nước cho 2 sào dưa sắp đến ngày thu hoạch, thấy chúng tôi, bà Phan Thị Hiếu ở thôn Đông, xã An Hải quệt vội mồ hôi thở dài: Dưa có ít trái nhưng ngày nào cũng phải chạy nước chứ nếu bỏ thì coi như mất trắng. Làm quần quật 2 tháng trời những mong kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Vậy mà chi phí bỏ ra thì lớn mà thu về chẳng được bao nhiêu.
Theo nhiều nông dân Lý Sơn thì trồng dưa không khó, nhưng để đạt năng suất cao, trái to, có vị ngọt đặc trưng của dưa Lý Sơn thì người trồng phải chăm sóc tốt và siêng tưới nước cho dưa. Do đó chi phí trồng dưa là rất cao, trong khi đó giá xăng dầu, vật tư thì ngày càng tăng nên muốn người trồng dưa không lỗ thì dưa phải được mùa lẫn được giá.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.

Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.

“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.

Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản được Bộ NN & PTNT phê duyệt đã nhấn mạnh mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đề án này được kỳ vọng cải thiện cơ bản những bất cập của ngành thủy sản trong thời gian qua với hàng loạt các giải pháp như Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở vùng nuôi;