Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ. Đào 4 hốc hình chữ nhật có chiều rộng hướng vào phía gốc (hạn chế làm đứt rễ cây) khoảng 15-20cm, chiều dài 25-30cm, độ sâu 15-20cm cách đều nhau theo bốn hướng. Tỷ lệ các loại phân bón lần này theo tỷ lệ: 1N:1P205:1K20 tính theo hàm lượng đạm, lân và kali nguyên chất (1kg N = 2,25kg ure; 1kg K20 = 1,8kg kali clorua; 1kg P205 = 6kg supe lân).
Bón thúc quả: Bón vào giai đoạn quả đang lớn mạnh, thường bón sau khi đậu quả 30-45 ngày; tỷ lệ phân bón: 2K20:1N. Kali có tác dụng kích thích vận chuyển các chất dinh dưỡng về quả, làm quả đẹp mã, gia tăng độ ngọt, mùi thơm đặc trưng cho từng loại quả.
Liều lượng cụ thể các loại phân bón cho từng cây mỗi lần bón thúc nụ, hoa và quả phụ thuộc vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng của cây tốt hay xấu để bón cho phù hợp, ví dụ với những cây thừa đạm lá có màu xanh thẫm, xanh đen không được bón thêm đạm, bón thêm phân kali.
Bón phân hỗn hợp NPK cho cây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn. Phân NPK do có chất phụ gia bao bọc từng thành phần nên chậm tan trong nước, cây hấp thu được 70-80%; phân đơn thường bị rửa trôi, bay hơi mạnh nên cây chỉ sử dụng được 20-40%.
Chú ý: Cần tưới đủ ẩm khi bón phân khoáng cho cây, phân hòa tan khuếch tán trong đất, giúp bộ rễ hút phân được thuận lợi. Giai đoạn cây đang nở hoa rất nhạy cảm không nên cuốc hố làm đứt rễ sẽ rụng nhiều nụ, hoa. Nếu cây thiếu phân giai đoạn này nên hoà tan phân đạm và kali tưới quanh tán cây.
Có thể bạn quan tâm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.