Niên Vụ 2014 - 2015 Phấn Đấu Năng Suất Bình Quân Vùng Mía Thâm Canh Đạt 80 Tấn

Ngày 22-1, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hiệp hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Năm 2013, ngành mía đường tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu ảnh hưởng của việc thu hoạch muộn. Song, đây vẫn được đánh giá là vụ mía thắng lợi. Diện tích sản xuất thâm canh mía toàn vùng là 17.315 ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha. Trong đó, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa có diện tích 10.389 ha, chiếm 60% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 654.746 tấn, bằng 63,15% sản lượng toàn vùng, năng suất bình quân đạt 63 tấn/ha.
Để năng suất mía ngày càng nâng cao, năm 2013, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa chủ động đầu tư trồng mía theo hướng chất lượng cao, cùng với đó tích cực tuyên truyền cho nông dân trồng mía hướng đến việc trồng mới mía năng suất, chất lượng cao.
Trong năm qua, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp hội viên thâm canh mía như: Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ cho người trồng mía thông qua các lớp tập huấn, giúp các chi hội lập hồ sơ vay vốn ngân hàng phục vụ chăm sóc mía, hỗ trợ cho hội viên khi có rủi ro, tổ chức nhiều đợt hội thảo đầu bờ, tham quan khu công nghiệp công nghệ cao...
Bước sang năm 2014, cùng với mục tiêu giữ ổn định diện tích mía toàn vùng 15.000 – 16.500 ha, sản lượng mía hàng năm duy trì từ 1,1 - 1,2 triệu tấn, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa sẽ thực hiện trồng mía gắn với chương trình đổi mới giống; toàn bộ diện tích trồng mới phải trồng bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu niên vụ 2014-2015, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha/vụ, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 năng suất bình quân đạt từ 100 đến 130 tấn/ha, và đạt 10ccs trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hồng, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Nam, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết: “Chưa năm nào giá thanh long thời điểm gần tết lại rớt thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 6-10 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái. Như gia đình tôi có 400 trụ chong đèn đợt này thu được hơn 4 tấn, bán với giá 8.500đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí không có lãi”.

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột mốc gần 1,5 tỉ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Kim ngạch mặt hàng này những năm tới sẽ còn cao hơn nữa bởi hiện các DN không chỉ xuất tươi mà còn tập trung chế biến thành những sản phẩm có giá trị gia tăng.

Về phía người dân, phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả, nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chức năng; quản lý tốt nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình chăn nuôi thủy sản, người dân cần sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y…

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai thực hiện sau 4 năm trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan, với nhiều dấu ấn tích cực; tạo bước tiến dài và là cơ sở vững chắc để tỉnh ta hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng lộ trình đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015 dù còn không ít gian nan, thách thức...

Trong năm 2014, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã tổ chức tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho 662 hộ nghèo được bình xét trên địa bàn 38 xã. Nhờ có chương trình, đa số các hộ trồng trọt chăn nuôi đều có hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.