Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phập phù xuất khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai

Phập phù xuất khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai
Ngày đăng: 12/10/2015

Hoàn toàn bị động

Bà Nguyễn Cẩm Tú - Giám đốc Công ty Việt Tú - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu ở Lào Cai cho biết, từ đầu năm đến nay công ty mới xuất khẩu được khoảng 3.000 tấn gạo sang Trung Quốc, trong khi cùng thời điểm này năm 2014 xuất được khoảng 10.000 tấn.

Theo bà Tú, do chính sách quản lý biên mậu Trung Quốc không công nhận nhập khẩu tiểu ngạch, mỗi khi họ “siết” quản lý là các doanh nghiệp đối tác Trung Quốc không dám nhận hàng của các doanh nghiệp Việt Nam vì lo sợ rủi ro không chỉ mất hàng mà còn có thể rơi vào vòng lao lý.

“Có năm công ty phải ngừng xuất khẩu đến 4-5 tháng, trong khi đơn hàng đã có mà không thể giao được.

Bạn hàng Trung Quốc có thời điểm sang ăn nằm ở Lào Cai hàng tháng chờ cơ hội Trung Quốc nới lỏng quản lý để nhận hàng song thất vọng.

Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vất vả vô cùng, công ty đang tính chuyển hướng đi theo đường chính ngạch dù có phải chịu thuế cao” - bà Tú khẳng định.

Có nhiều nguyên nhân khiến Trung Quốc “siết” quản lý biên giới (bao gồm cả quản lý biên mậu), từ đầu năm đến nay đã vài lần họ thực hiện để phục vụ cho các hoạt động giao lưu đối ngoại, diễn tập phòng không, Quốc khánh… khiến hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ Lào Cai suy giảm mạnh.

Số liệu thống kê của ngành Công Thương Lào Cai cho thấy, 9 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu qua Lào Cai đã sụt giảm 51,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Vấn đề cốt lõi ở chỗ, chính sách quản lý thương mại biên giới giữa hai bên có sự khác biệt rất lớn.

Trung Quốc coi nhập khẩu tiểu ngạch là một dạng buôn lậu, chuyện siết chặt quản lý họ có thể làm bất cứ lúc nào. Trong khi xuất khẩu tiểu ngạch đối với Việt Nam là hợp pháp.

Mỗi khi Trung Quốc siết quản lý biên mậu thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa qua các cửa khẩu phụ ở Lào Cai ngừng hoạt động.

Cần sự vào cuộc ở tầm vĩ mô 

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu ở Lào Cai, nếu chính sách quản lý biên mậu từ phía Trung Quốc không thay đổi thì việc xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn....

Trung Quốc “siết” quản lý biên mậu, hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam tắc, là “điệp khúc” từ nhiều năm nay.

Giải quyết vấn đề này ở tầm doanh nghiệp và địa phương là không thể.

Tại hội nghị kết nối xuất nhập khẩu nông, thủy hải sản và đồ gỗ mỹ nghệ lần đầu tiên do Sở Công Thương Lào Cai phối hợp với Ty Thương vụ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức hồi tháng 5/2015 ở Lào Cai, đại diện chính quyền hai tỉnh này khẳng định nhu cầu trao đổi thương mại giữa hai địa phương rất lớn và cần có nhau, hai địa phương luôn ủng hộ doanh nghiệp.

Thế nhưng, những giải pháp thiết thực có tính đột phá cho doanh nghiệp hai bên đẩy mạnh xuất nhập khẩu tiểu ngạch thì họ đều “bó tay”.

Tại đây, nhiều doanh nghiệp Vân Nam và Việt Nam kiến nghị chính quyền 2 tỉnh đề xuất với Chính phủ hai nước sửa đổi chính sách biên mậu (nhất là phía Trung Quốc) mở rộng thêm con đường hợp tác làm ăn cho doanh nghiệp.

Đề nghị Chính phủ Trung Quốc cấp hạn ngạch với khối lượng nhất định hàng năm cho các mặt hàng nông sản Việt Nam nhập khẩu vào tỉnh Vân Nam, từ đó các doanh nghiệp hai bên có thể trao đổi theo đường chính ngạch.

Để đẩy mạnh giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới giữa hai nước, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và đang tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới với Trung Quốc thay thế hiệp định tương tự ký kết năm 1998.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng quá trình đàm phán sẽ đạt được những kết quả tích cực và hiệp định mới này sớm được ký kết có thể thu hẹp được sự khác biệt về chính sách quản lý biên mậu, giúp cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả tiểu ngạch) sang Trung Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam “dễ thở” hơn.


Có thể bạn quan tâm

Lão nông làm gì cũng lãi lớn Lão nông làm gì cũng lãi lớn

rồng rừng - rừng tươi xanh, nuôi bò - bò béo mầm, nuôi tôm vụ nào cũng bội thu, kinh doanh nhà hàng thì lãi lớn... đó là những cái tài của anh Phạm Văn Tân, sinh năm 1961, ở tổ 2, khu 6, phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh).

16/09/2015
Nghịch lý hoa quả ngoại vào siêu thị, hoa quả Việt chọn vỉa hè Nghịch lý hoa quả ngoại vào siêu thị, hoa quả Việt chọn vỉa hè

Trong khi rất nhiều loại hoa quả là đặc sản vùng, miền được bán đổ đống bên đường, vỉa hè các tuyến phố với giá cả rẻ thì các loại hoa quả ngoại tràn ngập tại các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh, tiện ích…

16/09/2015
Bí kíp trồng dưa, bí bò đất Bí kíp trồng dưa, bí bò đất

Trồng các loại dưa, bí... bò đất trong vụ đông không phải làm giàn, thời gian sinh trưởng ngắn…nên được nhiều nông dân lựa chọn.

16/09/2015
Bí đao chanh siêu lạ hợp trồng sân vườn chật Bí đao chanh siêu lạ hợp trồng sân vườn chật

Có kích thước, hình dáng và màu sắc giống như trái chanh vàng, những trái bí đao chanh siêu lạ đang là "đối tượng" được các bà nội trợ ra sức lùng mua.

16/09/2015
Giấc mơ cho gà Việt Nam Giấc mơ cho gà Việt Nam

Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời.

17/09/2015