Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân lân nung chảy cho lúa trên đất chua phèn

Phân lân nung chảy cho lúa trên đất chua phèn
Ngày đăng: 07/11/2015

Đất phèn ĐBSCL

Trong số 8 nhóm đất của ĐBSCL thì nhóm đất phèn chiếm diện tích khoảng 1,6 triệu ha, bằng 42,75% tổng diện tích đất của cả vùng.

Đất phèn được chia làm 2 loại là đất phèn tiềm tàng và và đất phèn hoạt động.

Đất phèn tiềm tàng có khoảng 421 nghìn ha, đất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, là tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S).

Đất phèn tiềm tàng có thể khai thác để trồng lúa, nuôi tôm…

Đất phèn hoạt động có khoảng gần 1,178 triệu ha, được hình thành do có tầng phèn là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosit dưới dạng đốm, vệt vàng rơm; có pH thường dưới 3,5.

Tầng phèn thường được gọi là tầng Jarosit, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.

Trên loại đất này trồng lúa với kinh nghiệm “ém phèn” tức là: “Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ”.

Trong nghiên cứu về đặc điểm lân và các biện pháp nâng cao hiệu quả phân lân cho lúa trên đất phèn ĐBSCL, nhiều nhà khoa học đã kết luận lân là một yếu tố hạn chế hàng đầu trong các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đối với lúa trên đất phèn.

Vì vậy mà liều lượng bón lân càng tăng thì năng suất càng cao, nhóm lân chậm tan có hiệu lực cao hơn nhóm lân dễ tan.

Yêu cầu sử dụng phân bón trên đất phèn

Hiện nay, việc áp dụng quy trình kỹ thuật “Thâm canh tổng hợp” trong SX lúa cao sản rất phổ biến, đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như là một giải pháp chính trong chỉ đạo SX lúa ở ĐBSCL.

Vai trò của phân bón hết sức quan trọng trong thâm canh tăng năng suất lúa.

Trong 3 nguyên tố phân đa lượng N, P, K trong thâm canh lúa thì N góp phần làm tăng năng suất khoảng 40 - 45%, P góp phần khoảng 20 - 30% và K góp phần khoảng 5 - 10%.

Cây lúa phản ứng rất tốt với phân đạm, tuy nhiên chúng phụ thuộc rất nhiều tới điều kiện thời tiết khí hậu và môi trường đất đai.

Đối với đất phèn ở vùng Tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu và Đồng Tháp Mười, phân đạm được khuyến cáo bón thấp hơn so với vùng phù sa.

Vụ đông xuân bón 80 - 100 kg N/ha và vụ hè thu bón 60 - 80 kg N/ha.

Ngoài hai vùng lúa chính này, một phần nhỏ diện tích lúa ở ven biển từ Long An đến Cà Mau chủ yếu trồng lúa mùa, lượng đạm khuyến cáo bón khoảng 30 - 50 kg N/ha.

Phân lân được khuyến cáo bón trong khoảng 40 - 80 kg P2O5/ha sẽ cho năng suất cao và hiệu đầu tư cao.

Bón thấp hơn mức này năng suất sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả phân đạm.

Bón cao hơn năng suất cũng không tăng thêm.

Tùy theo đất, lân cho lúa được khuyến cáo bón khác nhau.

Đối với đất phèn lượng bón khoảng 60 - 80 kg P2O5/ha.

Lân được khuyến cáo bón lót trước khi sạ nếu là phân lân khó tan như lân nung chảy và bón thúc khoảng 7 - 10 ngày sau sạ (NSS) nếu là phân dễ tan như DAP, lân supe.

Trên đất phèn, do độc tố sắt, nhôm cao cho nên phân lân còn được khuyến cáo bón thêm một lần tiếp theo vào khoảng 25 NSS.

Nhu cầu phân lân trong vụ hè thu thường cao hơn vụ đông xuân, vì đầu vụ hè thu nắng nóng và khô hạn lân bị cố định cho nên lân dễ tiêu trong đất rất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Ngược lại trong vụ đông xuân đầu vụ đất ngập nước suốt 3 tháng trước khi vào vụ, lân dễ tiêu được phóng thích nhiều trong điều kiện ngập nước cho nên cung cấp được nhiều hơn.

Nhu cầu lân từ đầu vụ là rất lớn, thiếu lân hoặc bón trễ, cây phát triển chậm và làm giảm năng suất.

Vì vậy, trong vụ hè thu phải bón nhiều lân hơn và bón sớm để cung cấp đủ nhu cầu của cây ngay từ giai đoạn đầu.

Hiệu lực của kali đối với lúa ở ĐBSCL thể hiện không rõ.

Hiện nay kali được khuyến cáo bón ở liều lượng 30 - 50 kg K2O/ha.

Ở liều lượng này chỉ mới đáp ứng duy trì hàm lượng kali trong đất.

Sử dụng phân lân nung chảy Lâm Thao

Với lợi thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam SX được cả supe lân và lân nung chảy, đồng thời sử dụng phối hợp cả hai loại phân lân này để SX phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao nên phân bón NPK-S Lâm Thao không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng tại các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa và các tỉnh ĐBSCL.

Để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, dưới đây là liều lượng, tỷ lệ và thời kỳ bón phân lân nung chảy và phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho lúa.

Lượng phân bón kg/ha cho lúa trên đất chua, phèn ĐBSCL

Loại phân

Bón lót

(trước khi sạ)

Bón thúc lần 1

(sau khi sạ

10 - 12 ngày)

Bón thúc lần 2

(sau khi sạ

18 - 20 ngày)

Bón thúc lần 3

(sau khi sạ

40 - 45 ngày)

Phân chuồng

5.000 - 6.000

Lân nung chảy + (40 - 60 kg urê)

300 - 350

NPK-S12.5.10-14

160 - 200

260 - 300

160 - 200

Chúc bà con nông dân và các doanh nghiệp trồng lúa trên đất chua, phèn vùng ĐBSCL đạt năng suất và chất lượng lúa cao khi sử dụng phân lân nung chảy Lâm Thao.


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình) Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình)

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

26/01/2015
Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

26/01/2015
Tôm Hùm Đứng Giá Tôm Hùm Đứng Giá

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

26/01/2015
Ninh Thuận Nuôi Tôm Nước Lợ Theo Kỹ Thuật VietGAP Ninh Thuận Nuôi Tôm Nước Lợ Theo Kỹ Thuật VietGAP

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

26/01/2015
Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015 Nông Dân Vĩnh Châu Băn Khoăn Trước Vụ Nuôi Tôm Năm 2015

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

26/01/2015