Trang chủ / /

Vacxin AFTOPOR Khống Chế Bệnh Gia Súc

Vacxin AFTOPOR Khống Chế Bệnh Gia Súc
Ngày đăng: 25/04/2012

Với sáng kiến mới về điều trị lở mồm long móng (LMLM), tai xanh, ông Lã Viết Hiển, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định đã khống chế được dịch LMLM ở trâu bò, dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh.

Về Nam Định hỏi người chăn nuôi ai cũng biết đến ông Hiển, bởi từ khi có dịch LMLM, tai xanh... ông có phác đồ điều trị tốt; gia súc không bị tiêu huỷ mà vẫn phát triển bình thường. “Thực ra phương pháp của tôi không có gì đặc biệt, người làm lĩnh vực thú y ai cũng biết phương pháp điều trị này, tuy nhiên ít người áp dụng nó”, ông Hiển nói.

Theo ông, bệnh LMLM chưa có thuốc đặc trị, chỉ có vacxin phòng bệnh. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh; xảy ra quanh năm. Qua nhiều năm theo dõi diễn biến của bệnh, ông đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vacxin AFTOPOR khống chế dịch LMLM.

Phương pháp dùng vacxin điều trị dịch LMLM rất đơn giản. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, phải lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tuýp virus gây bệnh. Sau đó khoanh vùng, không chăn thả, không bán chạy; đồng thời tiêu độc chuồng trại, điều trị vết thương ở phần miệng và móng.

Sau khi đã thực hiện các bước cơ bản, tiến hành tiêm phòng vacxin AFTOPOR lần thứ nhất. Khi đã điều trị lành vết thương, tiêm nhắc lại lần hai sau lần đầu 21 ngày. Sau đó duy trì lịch tiêm phòng 6 tháng/lần gia súc sẽ không còn tái phát bệnh; trâu bò vẫn phát triển bình thường.

Ông Hiển cho biết, từ năm 2008- 2011 toàn tỉnh có 214 con trâu bò mắc bệnh LMLM. Nhân với giá 9.000.000 đ/con là 1.926.000.000 đ. 150 con lợn mắc bệnh tai xanh (20 kg/con) nhân với 60.000 đ/kg là 180.000.000 đồng; tổng cộng là hơn 2 tỷ.

Tuy nhiên, khi gia súc bị LMLM, tai xanh phải tiêu huỷ, Nhà nước hỗ trợ chỉ 30.000 đ/kg trâu bò, 25.000 đ/kg lợn; công lao động 1.000 đ/kg... tổng cộng hơn 1,2 tỷ. Như vậy hộ chăn nuôi thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Trong khi áp dụng theo phác đồ tiêm phòng vacxin và công tiêm phòng cho đàn trâu bò, chi phí chỉ hết khoảng... 2,8 triệu đồng (bằng 0,21% so với tiêu huỷ).

Qua phác đồ nghiên cứu dùng kháng sinh đặc hiệu của ông Hiển kết hợp thuốc trợ lực, trợ sức để điều trị các bệnh truyền nhiễm kế phát; chỉ sau 1-2 tuần lợn đã hồi phục ăn uống trở lại bình thường. Cụ thể, tiêm thuốc hạ sốt Angin-C: 2-4 ml/con/lần trước khi tiêm thuốc kháng sinh, sau đó tiêm kháng sinh Ciptifi để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát như tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn, tụ cầu trùng lợn… 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều với liều lượng 1 ml/10 kg/lần.

Sau khi dùng kháng sinh thì tiêm truyền dung dịch nước muối sinh lý vào xoang phúc mạc để giải nhiệt và cân bằng điện giải bằng dung dịch Magiecanxium, Canxin-B12 vào xoang phúc mạc 50-100 ml/lần/con. Cuối cùng, sau điều trị từ 10-15 ngày lợn đã khoẻ mạnh ăn uống bình thường, tiến hành tiêm vacxin dịch tả, theo dõi 1-3 ngày nếu lợn ăn uống bình thường; đều đặn 6 tháng tiêm vacxin/lần cho lợn.

Ông Nguyễn Văn Quyết (xã Trực Phú, huyện Trực Ninh) người đã dùng phác đồ điều trị bệnh tai xanh ở lợn từ năm 2010 đến nay cho biết: “Từ khi biết phương pháp điều trị tai xanh ở lợn của, gia đình tôi không phải tiêu huỷ con nào; lợn vẫn phát triển bình thường. Năm trước, nhà tôi nuôi 2 con lợn bị bệnh tai xanh; chữa theo cách của ông Hiển chỉ tốn khoảng 40.000 đ/con, trong khi tiêu huỷ mất hơn chục triệu”.

Theo ông Hiển, nếu tiêu huỷ 1 con lợn 80 kg Nhà nước phải hỗ trợ trên 2 triệu đồng, trong khi dùng phác đồ điều trị của ông trong 3 ngày chỉ tốn khoảng 130.000 đồng. Với thành tích phòng trừ bệnh LMLM, tai xanh ở gia súc hiệu quả, ông Hiển đã được Sở KH-CN tỉnh Nam Định tặng bằng khen, kỷ niệm chương sáng kiến KHKT áp dụng thành công và được nhân rộng trên toàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Cung Cấp Acid Amin Thiết Yếu - Chống Còi Cung Cấp Acid Amin Thiết Yếu - Chống Còi

Hiện nay, bệnh tôm bị còi chiếm tỷ trọng rất lớn. Bệnh này rất khó phát hiện, chỉ khi bà con mang tôm đi xét nghiệm tại các trung tâm uy tím mới phát hiện ra bệnh này. Do vậy tôm nuôi chậm lớn, sức đề kháng của tôm yếu, dễ phát sinh các bệnh khác. GROWMAX - Giúp tôm tăng trọng nhanh, săn chắc thịt, nặng ký, màu sắc bóng đẹp. Tăng sức đề kháng, tôm phát triển đồng đều, chóng bị còi

03/07/2011
Tăng Trọng Nhanh, Đặc Trị Mềm Thân - Ốp Thân Tăng Trọng Nhanh, Đặc Trị Mềm Thân - Ốp Thân

Omega-D3 cung cấp các acid béo và acid amin thiết yếu dễ hấp thu giúp tôm tăng trọng nhanh, nặng ký, phát triển đồng đều. Bổ sung các khoáng chất và vitamin quan trọng nhất cho tôm để phòng và trị bệnh mền thân, ốp thân. Đặc biệt, vào mùa mưa, độ mặn trong nước giảm, thân tôm sẽ bị mềm, không đủ độ cứng và ốp thân. Omega-D3 giúp người nuôi tôm cải thiện những vấn đề trên

03/07/2011
Bọ Dưa Bọ Dưa

Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa

31/07/2011
Thị Trường Thức Ăn Chăn Nuôi: Bất Ổn Vì “Sính” Ngoại Thị Trường Thức Ăn Chăn Nuôi: Bất Ổn Vì “Sính” Ngoại

Hết USD đến vàng, điện, xăng cứ nối đuôi nhau tăng giá, kéo giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng "phi mã", tăng 15 lần trong năm 2010, tăng 3, 4 lần trong hai tháng đầu năm 2011

10/03/2011
Phân Dơi Thích Hợp Với Cây Cam Sành Phân Dơi Thích Hợp Với Cây Cam Sành

Đến với vườn cam sành của chú Đỗ Văn Vững, ấp 3, xã Phú Túc, huyện Châu Thành (Bến Tre), thật bất ngờ cây mới 3 năm tuổi mà đã xanh tốt, vượt cao khỏi tầm đầu và đã cho trái. Được biết, có được vườn cam như vậy là nhờ vào nguồn phân dơi mà chú đã nuôi

27/06/2011