Trang chủ / /

Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con

Bệnh Héo Héo Khô, Cây Con
Ngày đăng: 31/07/2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.

- Ở cây con: Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết.

- Ở cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra. Lá héo khô rồi rụng dần. Bệnh có thể tấn công trái, làm lở trái.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu cùa bệnh, đó là các sợi nấm và hạch nấm (sclerotes), chúng phát triển ngay trên vết bệnh của gốc thân, lan dần lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ thối và thường có màu nâu đỏ.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, giai đoạn sinh sản hữu tính có tên gọi là Thanatephorus cucumeris, thuộc lớp nấm Đãm (Basidiomycetes).

Đây là loài nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.

Sợi nấm màu trắng, có vách ngăn và đường kính khoảng 3 - 17 micron, tỉ lệ chiều dài và đường kính của sợi nấm là 5:1. Sợi nấm phát triển theo cách phân nhánh vuông góc, sợi nấm con thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ.

Hạch nấm được thành lập bởi các sợi nấm cuộn vào nhau tương đối lõng lẽo, có màu trắng khi mới được tạo ra, sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen, có dạng tròn với đường kính khoảng 1 - 3 mm.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Vệ sinh đồng ruộng. Trước và sau vụ mùa, nên gom các xác bả cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh nặng. Nếu có điều kiện nên phơi đất.

- Luân canh: thời hạn luân canh là 2 - 3 năm tùy vào tính nghiêm trọng của bệnh.

- Phun thuốc phòng trị định kỳ 7 - 10 ngày/lần bằng một trong các loại thuốc sau: VALIDAN, BONANZA, Copper B


Có thể bạn quan tâm

Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

11/03/2011
Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường

Phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và rong tảo chết. Giải phóng và chuyển hoá các chất độc hại có trong nước ao nuôi như: NH3, H2S, NO2,…

16/04/2011
Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp

Ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cho biết các Chi cục và đơn vị thuộc Sở gồm Hội Làm vườn, Chi cục Bảo vệ thực vật... đã tổ chức hội thảo với Ban Quản lý dự án loại trừ Methyl bromide (MBr) trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp thay thế MBr trong sản xuất nông nghiệp.

03/03/2012
ZT-500 - Men Vi Sinh Đậm Đặc Xử Lý Đáy Ao ZT-500 - Men Vi Sinh Đậm Đặc Xử Lý Đáy Ao

Men vi sinh đậm đặc ZT-500 xử lý ao nuôi. ZT-500 là tổng hợp các chủng vi sinh đậm đặc giúp giảm hàm lượng khí NH3, H2S, NO2, ... trong ao nuôi nhanh chóng. Phân hủy chất thải và thức ăn dư thừa làm sạch đáy ao nuôi. Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây bệnh cho tôm.

03/07/2011
Thuốc Trừ Bệnh Cây Foraxyl 35 WP Thuốc Trừ Bệnh Cây Foraxyl 35 WP

Thuốc có tính lưu dẫn, hấp thu qua lá, than, rễ, lưu thông khắp cả cây giúp phòng trừ bệnh rất triệt để, không sợ mưa rửa trôi

09/02/2011