Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Dự kiến tổng nguồn vốn để phát triển thủy sản đến năm 2020 là gần 54.000 tỷ đồng.
Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.
Về khai thác thủy sản: Phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản từ 20 - 25% hiện nay xuống 10%. 100% cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão quy hoạch được phê duyệt đủ điều kiện đảm bảo an toàn tránh trú bão, đáo ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 100% tàu khai thác hải sản xa bờ được trang bị hệ thống thông tin quản lý tàu cá. 100% thuyền trưởng, máy trưởng tàu khai thác hải sản được đào tạo chuyên môn khai thác hải sản. 100% các khu bảo tồn biển và bảo tồn nước nội địa được quy hoạch, 30% các khu bảo tồn được đưa vào hoạt động hiệu quả.
Về nuôi trồng thủy sản: Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực. 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống chất lượng, sạch bệnh. 100% diện tích nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm chân trắng đạt chứng nhận VietGap và các chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP). Giảm 70% thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, ngao, rô phi.
Về chế biến thương mại: Tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng đạt 30 - 40% khối lượng sản phẩm thủy sản chế biến. 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường, 100% các cơ sở xây dựng mới đạt quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.
Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2016 - 2018 và giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến với tổng nguồn vốn đạt 53.645 tỷ đồng, trong đó, hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản là 35.000 tỷ đồng, hợp phần Khai thác thủy sản là 15.650 tỷ đồng, hợp phần Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là 2,705 tỷ đồng, hợp phần Chế biến, tiêu thụ thủy sản là 290 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.