Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Dự kiến tổng nguồn vốn để phát triển thủy sản đến năm 2020 là gần 54.000 tỷ đồng.
Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.
Về khai thác thủy sản: Phấn đấu giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản từ 20 - 25% hiện nay xuống 10%. 100% cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão quy hoạch được phê duyệt đủ điều kiện đảm bảo an toàn tránh trú bão, đáo ứng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 100% tàu khai thác hải sản xa bờ được trang bị hệ thống thông tin quản lý tàu cá. 100% thuyền trưởng, máy trưởng tàu khai thác hải sản được đào tạo chuyên môn khai thác hải sản. 100% các khu bảo tồn biển và bảo tồn nước nội địa được quy hoạch, 30% các khu bảo tồn được đưa vào hoạt động hiệu quả.
Về nuôi trồng thủy sản: Chủ động sản xuất trong nước 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực. 100% giống tôm sú, tôm chân trắng, cá tra là giống chất lượng, sạch bệnh. 100% diện tích nuôi thâm canh cá tra, tôm sú, tôm chân trắng đạt chứng nhận VietGap và các chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC. BAP). Giảm 70% thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, ngao, rô phi.
Về chế biến thương mại: Tỷ trọng sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng đạt 30 - 40% khối lượng sản phẩm thủy sản chế biến. 70% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đáp ứng quy chuẩn về bảo vệ môi trường, 100% các cơ sở xây dựng mới đạt quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.
Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2016 - 2018 và giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến với tổng nguồn vốn đạt 53.645 tỷ đồng, trong đó, hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản là 35.000 tỷ đồng, hợp phần Khai thác thủy sản là 15.650 tỷ đồng, hợp phần Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là 2,705 tỷ đồng, hợp phần Chế biến, tiêu thụ thủy sản là 290 tỷ đồng.
Related news

Tây Nguyên được xác định là vùng cà phê trọng điểm về diện tích trồng cũng như năng suất, sản lượng cà phê của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cà phê của vùng liên tục giảm mạnh theo từng niên vụ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới người trồng cà phê nói riêng và ngành cà phê nói chung.

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.

Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.

Về thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy (Cam Lộ - Quảng Trị), nhắc đến gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Triển thì hầu như người dân nào cũng trầm trồ khen ngợi.

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều người nuôi tôm ở khắp nơi (từ Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi cho đến Bình Thuận, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...) gọi điện thoại cho tôi hỏi về các vấn đề liên quan đến tôm nuôi.