Phấn Đấu Đến Năm 2020 Có 100 Nghìn Ha Tôm Nuôi Quảng Canh Cải Tiến
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.
Được biết, tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2015, diện tích nuôi quảng canh cải tiến đạt 55 nghìn ha, nuôi thâm canh 10 nghìn ha và đến năm 2020 nuôi quảng canh cải tiến là 100 nghìn ha, nuôi thâm canh là 20 nghìn ha.
Được nuôi với diện tích lớn từ năm 2010 là trên 1 nghìn ha, năm 2012 là 22 nghìn ha mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất trung bình 650 kg/ha và đã trở thành hình thức nuôi chính, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thì địa phương này có thế mạnh nuôi tôm bằng nhiều hình thức, trong đó, nuôi tôm quảng canh cải tiến đã được đầu tư và là một trong những hình thức nuôi tôm chính của địa phương.
Cũng từ năm 2010 đến nay, diện tích và năng suất nuôi tôm quảng canh cải tiến ở Cà Mau liên tục tăng. Nuôi tôm quảng canh cải tiến hiện đang được tỉnh Cà Mau triển khai tại 8 huyện và thành phố Cà Mau.
Theo các nhà chuyên môn và các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến, hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm, trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng ít tốn kém hơn so với nuôi tôm công nghiệp. Việc đầu tư chỉ gắn với công tác thủy lợi, quá trình chăm sóc đơn giản, không cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật. Chất lượng tôm giống không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, không nghiêm ngặt như sử dụng cho nuôi tôm công nghiệp, ít rủi ro và xảy ra dịch bệnh, ít gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đây được xem là mô hình sản xuất thân thiện môi trường, an toàn sinh học.
Cụ thể, nếu đầu tư 1 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ mất khoảng từ 30 triệu đến 40 triệu đồng, so với hình thức nuôi công nghiệp chi phí thấp hơn nhiều, lại đảm bảo được môi trường, phòng ngừa được dịch bệnh, giảm rủi ro.
Trong năm 2013, tỉnh Cà Mau chủ trương đưa tổng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến lên 38 nghìn ha và đến năm 2015 là 55 nghìn ha. Để giúp cho người nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong sản xuất, các ngành chức năng của Cà Mau chú trọng đến việc tuyên truyền, đồng thời đẩy mạnh tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi.
Để việc nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt hiệu quả cao thì người nuôi tôm quảng canh cải tiến phải thay đổi được thói quen nuôi theo phương pháp cũ, không trông chờ vào thiên nhiên, hạn chế việc khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, làm suy thoái môi trường.
Các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng phải tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kết hợp với quản lý chất lượng con giống, thức ăn, vật tư phục vụ nuôi tôm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, cần có sự tham gia, quản lý của cộng đồng trong phòng ngừa dịch bệnh. Qua đó nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưới sự quản lý của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội sản xuất.v.v… Các đơn vị chức năng cần quan tâm chỉ đạo chuyển đổi sản xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị chuyên môn, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch các đơn vị, cá nhân được giao.
Có thể bạn quan tâm
Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện An Lão, từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã đóng góp 133 ngày công, hiến 1.274m2 đất, 400 gốc mì, 46 cây ăn quả và 1.025 cây lấy gỗ để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản cho biết, ông Hitoshi Kato Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật- Việt tại Sakai vừa tặng Bình Định 15 con cá Koi (cá chép Nhật Bản), mỗi con nặng 100 gam để nuôi làm giống.
Ông Nguyễn Văn Trượng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã đăng ký với Sở NN&PTNT thực hiện 216 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, diện tích trên 8.993 ha với 54.481 nông hộ tham gia.
Ông Đỗ Hoàng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Hải, cho biết: Là xã vừa thoát ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, Cát Hải thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2013. Bên cạnh tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, xã đã tập trung động viên người dân nỗ lực chung sức XDNTM.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng mạng xã hội đang đóng góp tích cực vào việc quảng bá hàng Việt ra nước ngoài, với ưu thế nhanh chóng, ít tốn kém, tác động đến nhiều tầng lớp người tiêu dùng...