Phân bón Phú Mỹ được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản
Sau quá trình kiểm nghiệm khắt khe tại các cơ quan kiểm tra chất lượng Nhật Bản, sản phẩm Phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.
Các sản phẩm phân bón Phú Mỹ của PVFCCo được cấp giấy chứng nhận chất lượng gồm: Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ.
Điều này đã một lần nữa khẳng định chất lượng của các sản phẩm của PVFCCo không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước mà còn vượt qua được các yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như sự thân thiện với môi trường của các nước có nền nông nghiệp sạch, hiện đại, đòi hỏi cao về chất lượng phân bón như Nhật Bản.
Đây cũng là một tiền đề quan trọng để PVFCCo tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Đã qua, nhiều hộ chụp lưới cá thu hoạch mỗi đợt từ 5-7 triệu đồng. Năm nay, giá cá khá cao, nhiều hộ mở rộng diện tích nuôi cá đồng ở vụ tiếp theo.
Sản lượng thu hoạch đến cuối tháng 2-2014 hơn 2.930 tấn, đạt 5,64% kế hoạch, tăng 4,75% so với cùng kỳ. Một số địa phương có diện tích thả nuôi lớn như: huyện An Minh 31.940ha, Vĩnh Thuận 18.554ha, An Biên 8.683ha…
Từ đầu năm đến nay, các tổ chức cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng thu hoạch 7.401 tấn thủy sản các loại, vượt 9,56% kế hoạch 2014. Riêng trong tháng 2 vừa qua, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.335 ha, giảm 179 ha so với cùng kỳ năm trước.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.
Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.