Phân Bón Lá Hiệu Quả Cao Trên Đất Xấu

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.
Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ kết hợp với Trường Đại học Nông nghiệp 1 vừa nghiệm thu thành công đề tài hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ, gọi tên là Pomior.
PGS.TS. Hoàng Ngọc Thuận, Chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ cho biết, Pomior là phân bón lá dạng phức hữu cơ cao cấp. Trong thành phần có 17 loại acid amin quan trọng nhất, cần thiết cho cây trồng. Phân có dạng dung dịch đậm đặc, màu xanh lá mạ hoặc vàng xanh, bền vững khi bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Chỉ sau 1 năm thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010, đề tài đã hoàn thiện hệ thống thiết bị và lắp đặt dây chuyền sản xuất phân bón lá phức hữu cơ Pomior có công suất 200.000 lít/năm.
Trên thực tế thử nghiệm ứng dụng sản phẩm phân bón lá Pomior đối với những loại cây cho thấy, cây phát triển tốt, năng suất trung bình các loại cây trồng tăng từ 10-15% so với không phun, chất lượng sản phẩm tốt và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Sỹ Nhơn, cán bộ khuyến nông-thú y xã Phước An (huyện Tuy Phước, Bình Định) cho biết: Hiện toàn xã có khoảng 9 hộ nuôi trâu, tổng đàn trên 50 con; tập trung nhiều nhất ở thôn Quy Hội với 4 hộ nuôi trên 30 con. Thời gian nuôi từ 2 - 3 năm, trọng lượng đạt 400 - 450 kg/con thì xuất chuồng. Nghề nuôi trâu đã giúp các hộ nuôi tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thời điểm này, nhiều cánh đồng lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đã và đang chín rộ. Những ngày qua, nông dân khẩn trương thu hoạch theo phương thức “cuốn chiếu” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Thực tế ở nhiều nơi cho thấy vụ này năng suất lúa đạt rất cao…

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhưng thực tế cho thấy do dịch bệnh thường xuyên bùng phát, chi phí đầu tư lớn, giá bán sản phẩm không ổn định nên lĩnh vực này phát triển thiếu bền vững. Thời gian tới, muốn tạo ra bước đột phá thì đòi hỏi phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp…

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.