Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 195 Triệu USD
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, sản lượng sản phẩm khai thác và nuôi trồng trong tỉnh không đạt cao, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tỉnh cảnh thiếu nguyên liệu cho chế biến. Để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các tỉnh trong khu vực miền Trung để thu mua nguyên liệu, nhờ đó vẫn có đủ lượng cho xuất khẩu
Về cơ cấu thị trường, Mỹ đang chiếm 35% trên tổng lượng kim ngạch xuất khẩu, Nhật 25%, Châu Âu 20%, Trung đông 10 %, còn lại 10% thuộc về Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan...
Theo Trung tâm Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản Vùng 3 Nha Trang, Mỹ và Nhật đang là hai thị trường tiêu thụ mạnh hàng thủy sản của Khánh Hòa, vì thế các doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội tăng lượng hàng xuất vào những tháng giữa năm.
Có thể bạn quan tâm
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.
Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.
Đây là sáng kiến của gia đình chị Đỗ Thị Kim Phượng ở thôn Hoà Thọ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Những ngày qua, nhiều hộ dân ở Xóm Rẫy thuộc ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) đang bước vào cao điểm thu hoạch dây thuốc cá.