Nhà Nước Hỗ Trợ 70% Kinh Phí Mua Bảo Hiểm Cho Tàu Đánh Bắt Xa Bờ

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chiều 4-6 đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển thủy sản.
Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…
Đặc biệt, chính sách tín dụng tạo điều kiện cho chủ tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ hậu cần xa bờ vay vốn trung, dài hạn. Lãi suất cho vay tối đa là 3% trong thời hạn 10 năm và một năm ân hạn.
Đối với chính sách bảo hiểm, Nhà nước sẽ hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm cho thân tàu; 100% kinh phí bảo hiểm con người cho tàu đánh bắt xa bờ,…
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ quan điểm hỗ trợ ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ. Theo đó, “tàu vỏ sắt được hỗ trợ nhiều hơn tàu làm bằng vật liệu khác, đồng thời tàu có công suất càng lớn thì nhận nhiều hỗ trợ hơn tàu công suất nhỏ”.
Sau cuộc họp này, dự kiến Chính phủ sẽ trực tiếp nghe các tổ chức, cá nhân tham gia đánh bắt thủy hải sản xa bờ góp ý để hoàn thiện và ban hành nghị định trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm

Giá lúa tại ĐBSCL đã tăng trở lại bình quân từ 100-200 đồng/kg so với cách nay 1 tuần. Hiện lúa IR50404 tươi có giá 4.500 - 4.700 đồng/kg, lúa khô từ 5.500-5.600 đồng/kg; lúa tươi hạt dài thường đang ở mức từ 4.750 - 5.000 đồng/kg và lúa khô từ 5.700-5.900 đồng/kg. Lúa thơm khô từ 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Ông Yukio Kikuchi, giám đốc dự án tại Việt Nam của Công ty Yanmar (Nhật Bản) cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite giúp ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Tại buổi giao thương giữa các DN bông vải sợi Việt Nam và các nhà phân phối bông sợi châu Phi vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông vải sợi Việt Nam cho biết, lượng bông nhập khẩu từ các nước của Việt Nam như sau: 40% từ Hoa Kỳ, 20% Ấn Độ, 20% từ thị trường Tây và Trung Phi, còn lại là ở các thị trường nhỏ khác.

Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, "Tuần lễ truyền thống chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc" đã kết thúc với hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lí cho nước mắm Phú Quốc tại châu Âu do EU-MUTRAP, Phái đoàn Liên minh Châu Âu và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.