Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam

Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam
Ngày đăng: 07/09/2015

Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựu Trung Quốc được bày bán.

Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Vì thế, người tiêu dùng cần nhận biết một số đặc điểm để phân biệt lựu Trung Quốc với lựu Việt Nam tránh trình trạng 'tiền mất tật mang'.

Phân biệt lựu Trung Quốc qua hình dáng và màu sắc bên ngoài

Lựu Trung Quốc có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Khi bổ quả lựu ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau.

Lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu trong nước có mùi thanh, lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất.

Lựu Việt Nam trái nhỏ, màu da xanh phân biệt với lựu Trung Quốc quả to, da mỏng, trắng hồng

Do sử dụng nhiều chất bảo quản, lựu Trung Quốc thường có thời gian bảo quản lâu hơn, thậm chí vài tháng trời mà quả trông vẫn tươi. Vì thế, thời gian bán lựu Trung Quốc thường sớm hơn và dài hơn. Trong khi đó, lựu trong nước có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và nhanh bị hỏng, héo hơn.

Để giảm bớt những lượng hóa chất có thể đưa vào cơ thể, sau khi mua lựu về, chị em cần có những bước xử lý đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thêm vào đó, không nên lựa chọn những trái lựu đã hỏng, có mùi lạ.


Có thể bạn quan tâm

Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.

08/04/2012
Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng Cá Tra Nguyên Liệu Thiếu Hụt Trầm Trọng

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

31/10/2011
Tôm Bệnh Do Quản Lý Tôm Bệnh Do Quản Lý

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

08/11/2011
Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa Méo Mặt Vì Mưa Trái Mùa

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

28/03/2012
Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

09/12/2011