Phải Xử Lý Mạnh Những Cơ Sở Nuôi Cá Da Trơn Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban KTNS - HĐND tỉnh Bến Tre (người đi đầu) đang phúc tra trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương tại ấp Tiên Lợi (Tiên Long - Châu Thành).
Đó là lời nhấn mạnh của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách - Hội đồng Nhân dân (KTNS - HĐND) tỉnh Bến Tre, sau khi đi phúc tra hai cơ sở nuôi cá da trơn (cá tra) ở huyện Châu Thành, vào ngày 4-9-2013.
Trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng Vương Miền Tây tại ấp Tiên Thạnh (xã Tiên Long) có 6 ao nuôi với diện tích gần 7ha mặt nước, đang xả nước bẩn và bùn đáy ao với nhiều chất độc hại chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Hàm Luông.
Trại nuôi cá của Công ty Cổ phần thủy sản Hải Hương với 9 ao nuôi khoảng 19ha mặt nước tại ấp Tiên Lợi, chỉ có 1 ao lắng và 2 ao chứa bùn là không đảm bảo an toàn về môi trường.
Sau khi đi thực tế, ông Nguyễn Văn Vàng - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Long kiến nghị với đoàn: “Hai trại nuôi cá da trơn ở Tiên Long vừa gây ô nhiễm môi trường vừa đối phó với ngành chức năng. Đế nghị Ban KTNS - HĐND tỉnh đề xuất biện pháp xử lý mạnh hơn để bảo vệ môi trường”.
Sau khi nghe báo cáo của xã, huyện và các ngành tỉnh có liên quan, ông Trần Công Danh kết luận: Phải xử lý nghiêm hai trại nuôi cá da trơn như đã nêu vì không thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường và tác động về môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Theo thống kê từ Cộng đồng Tiêu Quốc tế (một nhóm các nhà sản xuất ở Jakarta), hiện hạt tiêu đen đang được giao dịch trên thị trường với mức giá khoảng 9 USD/kg; tăng mạnh so với mức 2 USD/kg trong khoảng 1 thập kỷ trước. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng vào khoảng 13 USD/kg, tăng gấp 3 lần so với 1 thập kỷ trước.

Năm 2013, được tiếp cận nguồn vốn 20 triệu đồng từ Dự án đầu tư cải tạo chăm sóc cà phê, hồ tiêu do Hội Nông dân huyện hỗ trợ, ông K’Đum, ở bon Bu N’đor, xã Đắk Wer đã mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về chăm sóc, phòng bệnh cho vườn cà phê. Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều, nhưng đã giúp gia đình vượt qua thời điểm khó khăn lúc đó, cũng như có thêm nguồn vốn để đầu tư tốt cho cây trồng.

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.