Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu
Dân số thế giới tăng kéo theo nhu cầu thực phẩm trong đó có thủy sản tăng.
Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.
Craig Elliott, chủ trại nuôi cá da trơn lớn nhất ở California (Mỹ) có tên Imperial Catfish cho biết, 1 tuần vài lần, hàng tấn cá từ các ao nuôi của ông được bán và tiêu thụ tại các cửa hàng Châu Á - nơi có nhu cầu lớn đối với thủy sản sống. Trên thực tế, chúng ta không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất thủy sản nuôi trong khi có rất ít trại nuôi ở Mỹ. Mỹ chủ yếu dựa vào thủy sản khai thác và hiện chỉ NK 1% thủy sản nuôi trên thế giới.
Elliott cho biết, nuôi trồng thủy sản không phải là ngành dễ kiếm lời. Ngành này cần nhiều vốn đầu tư và trong thời gian chờ cá lớn, người nuôi sẽ không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải đối mặt với vấn đề về môi trường như bột cá chưa được cá ăn hết và chất thải của cá nuôi có thể gây ô nhiễm, bên cạnh đó là sự xáo trộn chuỗi thực phẩm tự nhiên.
Cá ngừ và cá hồi đứng thứ ba trong chuỗi thực phẩm nên việc duy trì hoạt động của các trại nuôi cá ngừ và cá hồi sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi cá con.
Tuy nhiên các chính sách công, công nghệ và sáng kiến tư nhân đã giúp cải thiện vấn đề của các trại nuôi. Ví dụ thị trường thực phẩm bán buôn chỉ bán thủy sản được nuôi từ các trại nuôi thân thiện với môi trường như không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc hoocmon tăng trưởng.
Để nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, WRI kêu gọi các khoản đầu tư vào cải tiến công nghệ ở các vùng nuôi như kiểm soát dịch bệnh và chuyển sang nuôi cá ở bậc thấp hơn trong chuỗi thực phẩm như cá da trơn. Đây không phải là loài cá ăn thịt nên điều kiện vệ sinh môi trường có thể được đảm bảo một cách dễ dàng.
Elliott dự kiến sẽ mở rộng trại nuôi của mình để đáp ứng nhu cầu thủy sản đang tăng.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.
Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.
Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.
Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.