Phải giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV

Chiều 19.10 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì. Dự hội nghị ở điểm cầu Bình Định có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà, cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho hay, công tác đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP từ đầu năm 2015 đến nay có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình hình VSATTP, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp chuyển biến chậm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau… gây bức xúc trong dư luận thời gian qua vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đợt thanh tra đột xuất mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Phát động đợt cao điểm về quản lý VSATTP trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ tháng 10.2015 đến tháng 2.2016, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, phải giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả và chất cấm, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi.
Đặc biệt, kiên quyết ngăn chặn dứt diểm việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhất là 2 chất cấm gây ung thư Salbutamol và Vàng Ô; siết chặt việc quản lý nông sản, thực phẩm nhập khẩu, trọng tâm là thịt, rau, hoa quả và thủy sản…
Tại Bình Định, từ nay đến sau Tết nguyên đán 2016, ngành NN&PTNT sẽ tăng cường năng lực và hiệu quả công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát dư lượng kháng sinh cấm và hóa chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản.
Đồng thời, triển khai các chương trình, dự án về quản lý chất lượng; hỗ trợ xây dựng và áp dụng một số mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề cần phải kiên trì.
Các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần có cơ chế phối hợp quản lý, giám sát VSATTP; cụ thể trước mắt là giải quyết tận gốc tình trạng sử dụng các chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV.
Phó Thủ tướng yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành đối với VSATTP cần phải sát với thực tế.
Bên cạnh các cơ quan quản lý trực tiếp, các hội, đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ cần kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ nông dân và hộ gia đình về những hành vi cấm trong chăn nuôi và trồng trọt; nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo…
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Bộ Công Thương, dự kiến năm 2014 tổng sản lượng vải thiều của cả nước đạt khoảng 190.000 tấn, tăng 13,6% so với niên vụ 2013, với tỉ lệ tiêu thụ trong nước bình quân chiếm 60% và xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng.

Mặc dù đã vào mùa thu hoạch nhưng gần một tháng qua, nhiều người trồng sắn ở Phú Yên vẫn chưa muốn nhổ sắn bán với lý do tiền thuê nhân công cao, trong khi giá thu mua quá thấp, chỉ 1.100- 1.200 đồng/kg sắn tươi. Với giá này, các hộ dân bán 5kg sắn vẫn chưa mua được ly càphê đá bình dân.

Trong 11 tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản khoảng 957 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hai thị trường Việt Nam nhập khẩu chính là Ấn Độ (34,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%). Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6, chiếm 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này tính đến hết tháng 10 đã tăng đáng kể (tăng 68,9%) so với cùng kỳ năm 2013.

Trong vài tháng qua, giá dừa khô ổn định ở mức khá, nhưng hiện giá thu mua tại vườn đã giảm khoảng 20.000 đ/chục so với cách nay 1 tuần. Theo các nhà vườn ở Trà Ôn (Vĩnh Long), hiện giá dừa được bán ở mức giá 60.000 đ/chục (12 trái loại vừa và lớn, trái nhỏ 14 trái).

Cách đây 10 năm, một số người dân tại thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã đưa giống rong nho từ Nhật Bản về trồng thử nghiệm tại địa phương. Từ đó đến nay giống cây này không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành sản phẩm xuất khẩu cho thu nhập cao.