Panasonic Trồng Rau Sạch
Đại gia điện tử Nhật Bản - Panasonic muốn người dân Singapore thưởng thức củ cải và rau diếp do chính hãng sản xuất.
Tuần trước, công ty con của hãng đã bắt đầu bán rau củ cho một chuỗi nhà hàng Nhật Bản ở Singapore. Các sản phẩm này được quảng cáo là trồng tại trang trại rau trong nhà đầu tiên được cấp phép ở đây.
Panasonic đang ngày càng tiến sâu trong lĩnh vực công nghệ trang trại khi Singapore muốn giảm phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. "Chúng tôi đã dự đoán trước nông nghiệp là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển, khi đất canh tác trên toàn cầu giảm, khí hậu biến đổi và nhu cầu thực phẩm chất lượng cao, ổn định ngày một tăng lên", Hideki Baba - Giám đốc điều hành Panasonic Factory Solutions Asia Pacific cho biết trên Reuters.
Cơ sở của Panasonic có khả năng sản xuất 3,6 tấn lương thực hàng năm với 10 loại rau quả. Trang trại trong nhà cũng là mảng kinh doanh ưa thích của nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản. Fujitsu đang trồng rau diếp tại các nhà máy ở Fukushima, trong khi Sharp trồng dâu tại Dubai.
Tại Singapore, trang trại 248m2 của Panasonic được đặt trong một nhà máy ở ngoại ô. Trong đó, thực vật được chiếu sáng bằng đèn LED màu hồng tím. Họ cũng hạn chế người vào thăm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và lượng CO2.
Panasonic lên kế hoạch trồng hơn 30 loại rau củ tại đây cho đến tháng 3/2017, cung cấp khoảng 5% nhu cầu tại Singapore. Họ cho biết những sản phẩm trồng tại đây sẽ có giá bằng nửa giá nhập từ Nhật Bản.
Theo Panasonic, Singapore là nơi lý tưởng cho các trang trại trong nhà, do quỹ đất hạn chế và khả năng tự cấp của nước này rất thấp. Singapore là quốc gia có mật độ dân số đông thứ nhì thế giới, theo số liệu của World Bank. Họ hiện nhập khẩu hơn 90% lương thực, thực phẩm.
Năm ngoái, Singapore sản xuất 22.000 tấn rau, chỉ nhỉnh hơn 5.000 tấn so với năm 2004. Trong khi đó, theo Cơ quan Nông lương nước này, họ nhập tới 514.000 tấn rau củ năm ngoái.
Chính phủ Singapore đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn lương thực, thực phẩm và độc lập hơn trong việc sản xuất trứng, cá và các loại rau ăn lá. Nước này đã hỗ trợ vốn và nghiên cứu cho Sky Greens - hãng chuyên trồng rau tại trang trại trong nhà kính.
Một số nơi tại Singapore còn dùng phương pháp trồng cây trong nước. Tuy nhiên, những phương pháp hiện tại cho sản phẩm giá thành khá cao. Nhiều loại rau của Sky Greens được bán trong các siêu thị với giá hơn gấp đôi nhập từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.
Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.
Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.
Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.
Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.