Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?
Ngày đăng: 08/10/2015

Trái nhỏ, nhưng bù lại ớt xiêm rừng rất thơm, vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác. Ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào tháng 6-7 hàng năm. Bình quân mỗi cây ớt thu hoạch được từ 0,5-1kg.

Trái ớt xiêm rừng.

Cũng như những loại sản vật khác, ớt xiêm rừng tí hon mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy. Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que nhang.

"Tuy nhiên cá biệt cũng có cây ớt xiêm đại thụ cao khoảng 1,5m, với tán lá rộng 2 người ôm. Nhưng những cây ớt to như vậy chỉ có ở vùng núi cao và rất hiếm", ông Đinh Văn Sin (39 tuổi) cho biết.

Hầu như vùng núi nào ở Quảng Ngãi cũng có ớt xiêm rừng, nhưng tại khu vực xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây có số lượng nhiều và thơm ngon nhất - ông Nguyễn Quyền, Chủ tịch UBND xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây cho biết. Riêng tại xã Sơn Màu, số lượng ớt xiêm thu hoạch được lúc đỉnh điểm từ 20-30 kg trái tươi/ngày, gấp 3-6 lần so với các xã khác trong huyện và cả vùng lân cận.

Cũng chính vì mọc hoang nên hầu như trái ớt chín đều bị chim thú ăn, còn người dân chỉ thu hoạch được loại trái xanh già. Hơn nữa, ớt xiêm núi để chín rất mau thối rữa.

Giá của ớt xiêm rừng hiện cao gấp 25 lần so với ớt thường.

Nói về lý do vì sao ớt xiêm rừng tí hon có giá cao nhưng người dân nơi đây lại không trồng từng đám như ở dưới xuôi, già Đinh Văn Dẻ (62 tuổi, xã Sơn Màu) giải thích: Nếu đem gieo trồng loại ớt này dày như ở đồng bằng thì cây ớt sẽ tranh nhau ăn hết "cái bổ" dưới đất, trái ớt hái về sẽ không còn ngon như để tự mọc xa nhau. Và như vậy ớt xiêm sẽ không còn quý nữa.

Tuy nhiên gần đây do ớt xiêm giá cao, nên ngoài số mọc trên rừng, một số bà con còn mang hạt về trồng rải rác xung quanh vườn nhà, nương rẫy.

Ớt xiêm mua về một phần nhỏ để bán ăn sống, đại đa số còn lại được rửa sạch rồi ngâm thành ớt muối cho vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít/chai để bán, với giá từ 80-100.000 đồng/chai; tương đương khoảng 300-320.000 đồng/kg.

>Ớt xiêm rừng tí hon có hương vị thơm ngon, nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được. Vì vậy, một số người Kinh ở khu vực trung tâm huyện Sơn Tây còn mua ớt xiêm rừng về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần, hoặc làm quà biếu cho người thân ở dưới xuôi lên thăm.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

16/08/2013
Trồng Thảo Quả Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.

16/08/2013
Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

16/08/2013
Cứu Con Cá Tra Cứu Con Cá Tra

Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…

16/08/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

16/08/2013