Ớt chỉ thiên kiểu gì cũng lãi
1 ớt = 10 lúa
Theo ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn), hiện nông dân của xã này đã trồng được hơn 30 ha ớt, tập trung tại các thôn: Vĩnh Lộc, Dõng Hòa và Kiên Thạnh.3 thôn nói trên nằm dọc triền sông Kôn, đất phù sa màu mỡ nên rất phù hợp với cây ớt.
“Từ dăm ba hộ trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà đạt hiệu quả cao, nông dân xã Bình Hòa dần thích loại cây này.
Chỉ sau 5 năm phát triển mà diện tích ớt trên địa bàn đã tăng đến 30 ha.
Nhờ đó, hàng trăm hộ nông dân nhờ cây ớt mà đổi đời, có cuộc sống sung túc.
Việc phát triển trồng ớt tuy tự phát, nhưng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh”, ông Sang cho biết.
Cũng ông Sang, nếu giá ớt ổn định thì không có loại cây trồng nào cho thu nhập cao như nó.
“Cách đây 2-3 năm, có thời điểm giá ớt tăng cao đến 42.000đ-45.000đ/kg, 1 ha ớt cho nông dân thu nhập đến 400-500 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, đầu tư cho mỗi ha ớt tất tần tật từ khi xuống giống đến khi thu hoạch chỉ khoảng 60 triệu đồng, nông dân có lãi lớn.
So với cây lúa, lợi nhuận từ cây ớt tăng gấp 10 lần.
Năm 2014, dù giá ớt hạ thấp nhưng mỗi ha ớt cũng thu được 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi gấp 4 gấp 5 lần so với cây lúa”, ông Sang chia sẻ thêm.
Ông Huỳnh Thành Nhân ở xóm 5, thôn Vĩnh Lộc, một trong những người trồng ớt tiên phong ở xã Bình Hòa, cho biết: “Tui là cán bộ tư pháp xã, thường đọc Báo NNVN, nghe nói nhiều về hiệu quả của cây ớt trên trang khuyến nông.
“Hiện nay, không chỉ đất bãi bồi ven sông, cả những diện tích đất bạc màu nhưng chủ động nước, cả đất dự phòng do xã quản lý nông dân cũng đấu giá để trồng ớt, thậm chỉ họ còn cải tạp vườn tạp để đưa ớt vào trồng”, ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa.
Tui học làm theo, cách đây 6 năm tui đưa cây ớt vào trồng trong vườn nhà, quả thật hiệu quả rất cao.
Vậy là tui làm mạnh, từ đó đến nay cả 3 sào đất màu của gia đình tui trồng ớt tất.
Nhờ ớt mà cuộc sống gia đình thong thả hơn, nuôi được mấy đứa con học đến nơi đến chốn”.
Ông Thành kể: Năm đầu tiên trồng 3 sào ớt, ông thu được 3 lứa, sản lượng đạt 4,5 tấn.
Năm đó giá ớt khá cao, trừ hết mọi chi phí ông Thành còn thu lãi ròng gần 70 triệu đồng/3 sào ớt.
Những năm sau, do đất bạc màu dần dần nên mỗi vụ ông Thành chỉ thu được 2 lứa, lứa đầu trang trải chi phí còn dư, lứa sau ăn trọn.
Có năm giá ớt hạ thấp chỉ còn 10.000đ/kg nhưng thu nhập tính ra vẫn gấp 3 gấp 4 lần so với làm lúa.
“Vụ ớt năm ngoái tui thu đợt đầu được 1,5 tấn, giá bán dao động từ 20-40 ngàn đồng/kg, tính qình quân 30.000đ/kg, tui kiếm được 45 triệu đồng, lứa thứ 2 thu nhập cũng gần chừng ấy”, ông Thành chia sẻ.
Trồng ớt chỉ thiên ăn chắc
Không như nông dân Phù Mỹ chuyên trồng ớt to (còn gọi là ớt chỉ địa) chỉ để XK sang Trung Quốc, nông dân xã Bình Hòa chủ yếu chỉ trồng ớt nhỏ (ớt chỉ thiên).
Theo lý giải của người trồng ớt ở xã Bình Hòa, ớt XK sang Trung Quốc có khi giá tăng rất cao, nhưng khi đã hạ là xuống “sát đáy”, rất bấp bênh.
Trồng ớt chỉ địa khi giá tăng cao thì người trồng ớt lãi to, nhưng khi đã hạ là nông dân lỗ lớn.
“Ớt chỉ thiên luôn thấp hơn ớt chỉ địa khoảng 10.000đ/kg, nhưng chưa bao giờ hạ dưới 10.000đ/kg, trong khi đó có năm ớt chỉ địa chỉ có giá 2-3 ngàn đồng/kg, thậm chí bán không ai mua.
Nếu gặp lúc ế, ớt chỉ thiên có thể đem phơi khô, đợi khi giá lên bán cho cơ sở SX tương ớt.
Còn ớt chỉ địa thuộc loại mình nước, không thể phơi, gặp lúc ế không bán được, chậm hái vài ngày là nó bộp, hư tại ruộng.
Để ăn chắc, nông dân xã Bình Hòa chỉ trồng ớt chỉ thiên, lãi ít một chút nhưng ăn chắc”, ông Huỳnh Thành Nhân, giải thích.
Ông Đào Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Bình Hòa, cho biết thêm: Mấy năm nay thời tiết thuận lợi, nên nhiều hộ trồng ớt ở đây SX trái vụ để bán được giá cao.
“Những hộ trồng ớt trái vụ xuống giống sớm để thu hoạch trước Tết Nguyên đán.
Thời điểm này giá ớt thường đứng ở mức 40-50 ngàn đồng/kg.
Tuy nhiên, ớt trái vụ chỉ trồng được trên chân đất cao, dễ rút nước để cây ớt không bị úng, chết trong mùa mưa, diện tích trồng ớt trái vụ tại xã Bình Hòa tập trung ở thôn Trường Định 2”, ông Sang nói.
Có thể bạn quan tâm
Qua một thời gian tập trung nhiều nguồn lực và giải pháp nhằm đẩy mạnh đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ, đến nay, triển vọng đối với ngành đánh bắt xa bờ tại Ninh Thuận đang có những khởi sắc.
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.
Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.
Việc chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế trang trại đã đem lại hiệu quả cho các nông hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình.