Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan
Ngày đăng: 12/07/2013

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

Đầu năm 2010, ông Tuyển đưa giống xoài Đài Loan vào trồng với số lượng hơn 600 cây, trên diện tích 2 ha. Ông chọn hơn 100 cây to khỏe để cho ra trái vụ đầu tiên. Quả ngọt đã đến khi mỗi cây số lượng trái ra khá nhiều, phải bỏ bớt. Ông Tuyển cho biết: “Nơi đây có nguồn nước mát, đất lại phù hợp, vì thế chuyện trồng các loại cây ăn trái là rất dễ. Đặc biệt, từ ngày có kênh tiếp nước Châu tá 812 đi qua, vùng đất này được người dân các tỉnh miền Tây đến lập nghiệp và trồng cây ăn trái khá nhiều”.

So với các loại cây ăn trái khác, thì cây xoài Đài Loan trồng ở vùng đất này có nhiều ưu điểm: rất dễ trồng và chăm sóc, lại không kén đất, thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng tương đối nhanh, khoảng 3 năm là thu hoạch. Cũng như các giống xoài khác, xoài Đài Loan ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, trọng lượng trái khá lớn, ăn sống rất ngon, có vị ngọt, giòn, được người tiêu dùng rất thích.

Đầu năm nay, trong số 100 cây cho trái, ông thu lứa đầu tiên gần 2 tấn, bán tại vườn với giá từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Chi phí xong cũng kiếm được chục triệu đồng. Theo tính toán của ông Tuyển, bước vào năm thứ 4 trở đi, giống xoài này đồng loạt cho trái, nguồn thu sẽ rất cao.

Nhận thấy cách làm hiệu quả của ông, gần đây người dân thôn Đá Trắng đã chuyển đổi một số diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, mà xoài Đài Loan là chủ yếu.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội) Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội)

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

21/12/2012
Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

12/10/2013
Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

01/06/2013
Nuôi Dê Sữa Nuôi Dê Sữa

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

12/10/2013
Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

15/06/2013