Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.
Đầu năm 2010, ông Tuyển đưa giống xoài Đài Loan vào trồng với số lượng hơn 600 cây, trên diện tích 2 ha. Ông chọn hơn 100 cây to khỏe để cho ra trái vụ đầu tiên. Quả ngọt đã đến khi mỗi cây số lượng trái ra khá nhiều, phải bỏ bớt. Ông Tuyển cho biết: “Nơi đây có nguồn nước mát, đất lại phù hợp, vì thế chuyện trồng các loại cây ăn trái là rất dễ. Đặc biệt, từ ngày có kênh tiếp nước Châu tá 812 đi qua, vùng đất này được người dân các tỉnh miền Tây đến lập nghiệp và trồng cây ăn trái khá nhiều”.
So với các loại cây ăn trái khác, thì cây xoài Đài Loan trồng ở vùng đất này có nhiều ưu điểm: rất dễ trồng và chăm sóc, lại không kén đất, thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng tương đối nhanh, khoảng 3 năm là thu hoạch. Cũng như các giống xoài khác, xoài Đài Loan ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, trọng lượng trái khá lớn, ăn sống rất ngon, có vị ngọt, giòn, được người tiêu dùng rất thích.
Đầu năm nay, trong số 100 cây cho trái, ông thu lứa đầu tiên gần 2 tấn, bán tại vườn với giá từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Chi phí xong cũng kiếm được chục triệu đồng. Theo tính toán của ông Tuyển, bước vào năm thứ 4 trở đi, giống xoài này đồng loạt cho trái, nguồn thu sẽ rất cao.
Nhận thấy cách làm hiệu quả của ông, gần đây người dân thôn Đá Trắng đã chuyển đổi một số diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, mà xoài Đài Loan là chủ yếu.
Related news

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.