Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa

Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa
Ngày đăng: 19/05/2014

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

Ở vùng đất chuyên canh tôm - lúa như huyện Hồng Dân, chuyện trồng cỏ nuôi bò tưởng chừng là điều không tưởng, vậy mà nông dân Nguyễn Văn Muôn đã biến điều đó thành hiện thực. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm một hướng đi mới cho kinh tế gia đình, ông Muôn đã chọn được mô hình nuôi bò sữa.

Dám nghĩ dám làm, đầu năm 2013, ông Muôn đầu tư hơn 250 triệu đồng mua bò giống ở tỉnh khác về và tự thiết kế, xây dựng chuồng trại. Hiện nay, đàn bò 10 con của ông đã hơn 1 năm tuổi và khỏe mạnh.

Ông Muôn kể: “Tôi học tập mô hình này qua sách vở, báo chí và tham quan ở các tỉnh bạn. Thấy điều kiện cũng khá thích hợp nên tôi quyết định trồng 5 công cỏ và mua bò giống về nuôi. Lúc đầu, do không thích hợp với điều kiện khí hậu và thức ăn nên bò bị sụt cân liên tục. Qua quá trình thuần hóa, bò thích nghi dần với môi trường ở địa phương. Giờ đây, sau khi nuôi hơn 1 năm, đàn bò bắt đầu sinh sản và cho lợi nhuận. Ước tính giá trị đàn bò của tôi hơn 500 triệu đồng”.

Chỉ hơn 1 năm nuôi bò sữa, ông Muôn lãi hơn 250 triệu đồng. Ông Muôn có kế hoạch bán đàn bò vào cuối năm 2014 và khi đó lợi nhuận còn có thể tăng lên. Hiện nay, ông Muôn đã thực hiện thành công cho bò sinh sản lứa đầu tiên. Trên thị trường, mỗi con bò giống có giá từ 15 - 20 triệu đồng, do vậy, nghề nuôi bò sinh sản cũng tạo được thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Bất kỳ mô hình kinh tế nào, đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bò là động vật tương đối dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn chủ yếu là rơm và cỏ. Với con bò, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm bởi đầu ra rất ổn định. Bên cạnh bán bò thịt và con giống, người nuôi còn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định từ việc cho bò phối giống.

Mô hình nuôi bò sữa của ông Muôn thể hiện sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi của người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

11/08/2014
Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

11/08/2014
Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

11/08/2014
Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa Cây Ngô Trên Đất Tủa Chùa

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

11/08/2014
Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm Nuôi Gà, Lợn Thu Nhập Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

11/08/2014